02:52 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nà Pán - điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp

Thứ tư - 08/05/2013 20:05
Nhờ thực hiện lời Bác dạy nên hơn nửa thế kỷ qua, hợp tác xã (HTX) Nà Pán, Nhượng Bạn, Lộc Bình (Lạng Sơn), đã luôn trở thành điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nà Pán - điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp

Nà Pán - điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp

 

Ðến xã Nhượng Bạn, hỏi bà con, ai cũng biết và nói vanh vách về cụ Hoàng Văn Minh (trong ảnh), ở thôn Nà Pán. Họ thường gọi cụ là " ké Minh" (già Minh). Ngôi nhà  ké Minh được xây kiên cố, khang trang, nằm khuất ven sườn đồi, chung quanh trồng cây vải thiều xanh ngắt, giữa có dòng suối nhỏ chảy róc rách. Thấy có khách lạ, lũ trẻ vây quanh bảo ké Minh vừa ra khỏi nhà, chắc lên vườn đồi rồi. Nói rồi chúng chia nhau đi tìm gọi ông í ới. Chỉ ít phút ngồi chờ, chúng tôi đã thấy bóng một cụ già nhỏ nhắn, tay chống gậy, chân leo thoăn thoắt từ bờ suối lên nhà. Không thể ngờ trước mắt tôi là cụ ông Hoàng Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 91, nhưng da dẻ vẫn hồng hào, giọng nói sang sảng.

Khi hỏi câu chuyện được về Thủ đô gặp Bác Hồ, mắt cụ long lanh, nụ cười như trẻ lại. Nghe cụ nói mà cứ ngỡ như câu chuyện mới xảy ra: "Vào những năm 60 của thế kỷ trước, lúc đó xã mình chưa có chi bộ đảng, mình là đảng viên duy nhất đại diện cho bà con Sán Chỉ, được về Thủ đô gặp Bác Hồ nhân dịp mừng lễ Quốc khánh. Buổi chiều 1-9-1962, một kỷ niệm quá bất ngờ, mình đã được gặp Bác Hồ và còn được Người tặng huy hiệu của Người, ở tại nhà khách Chính phủ. Ðoàn đại biểu các dân tộc của tỉnh Lạng Sơn, (gồm năm người), hôm đó đều được Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe từng người và hỏi chuyện làm ăn của bà con mình, có được ấm no không?... Rồi Bác căn dặn: Sau này về phải vận động bà con vào HTX, không được phá rừng, phải trồng và bảo vệ rừng thì rừng rất quý... phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết gia đình, đoàn kết dòng họ...thì làm việc gì cũng thắng lợi... Hôm sau, trong ngày lễ kỷ niệm mồng 2-9 lại được gặp Bác lần nữa.. Ðến giờ mình mãi mãi không bao giờ quên. Khi trở về địa phương, mình đem câu chuyện kể với bà con, ai cũng mừng vui khôn xiết. Từ đó, bà con trong xã luôn coi mình là người cán bộ của đảng nên mọi việc chỉ đạo sản xuất và ổn định đời sống luôn được bà con ủng hộ làm theo".

Sau nhiều năm làm công tác ở xã, trải qua nhiều chức vụ từ bí thư chi bộ, chủ nhiệm HTX Nà Pán, Bí thư Ðảng ủy xã, đồng chí Hoàng Văn Minh luôn trở thành " linh hồn" của mọi phong trào. Trong mọi việc làm bao giờ đồng chí cũng luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong chi bộ phải ghi nhớ lời Bác dạy, làm việc gì cũng phải có lợi cho dân, phải đoàn kết dân tộc... Chính nhờ đó, từ một xã 100% là dân tộc Sán Chỉ, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nhưng hơn nửa thế kỷ qua, HTX Nà Pán đã trở thành điểm sáng của huyện, tỉnh. Vì những thành tích đặc biệt xuất sắc đó, HTX Nà Pán và Ðảng bộ, nhân dân các dân tộc trong xã đã hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Nhắc lại những kỷ niệm này, cụ Hoàng Văn Minh bồi hồi nhớ lại: Sau khi miền bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, năm 1958, xã Nhượng Bạn đã thành lập tổ đổi công. Chỉ một năm sau, toàn xã đã thành lập được bốn HTX nông nghiệp nhỏ và đến năm 1967, các HTX hợp nhất lại trở thành HTX Nà Pán. Với một xã chỉ có diện tích tự nhiên hơn 1.587 ha, trong đó chiếm hơn 95% diện tích là đất lâm nghiệp, nương nhiều, ruộng ít, nhưng phải làm thế nào để bảo đảm lương thực cho bà con, đó là một bài toán mà đến bây giờ Ðảng bộ xã vẫn coi là vấn đề hóc búa nhất. Không thể trông chờ ỷ lại Nhà nước, từ những năm 1960, xã đã biết phát huy thế mạnh đồi rừng, tổ chức trồng cây, chăm sóc bảo vệ rừng. Nhờ thế đến năm 1980, HTX đã trồng được hơn 480 ha cây thông mã vĩ. Diện tích trồng rừng mới được Nhà nước nghiệm thu, thanh toán bằng tiền, gạo, nhờ đó đời sống của bà con xã viên đã ổn định. Cụ Hoàng Văn Minh nói tiếp: Mình cũng như mọi người dân ở xã, đã gắn bó với rừng từ khi mới lọt lòng mẹ, ai cũng yêu rừng, sống vì rừng lại ghi nhớ và làm theo lời Bác Hồ dạy: Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ khai thác thì rừng rất quý... Vì vậy, những năm sau đó, HTX luôn coi việc trồng rừng là nhiệm vụ hàng đầu, coi đó là nguồn sống của người dân. Ðể phát huy hiệu quả từ kinh tế đồi rừng, năm 1982, HTX là đơn vị đầu tiên của tỉnh thực hiện khoán hộ, với hình thức giao từng cây, khoanh từng vùng đồi cho từng hộ xã viên trồng và chăm sóc. Ðề nghị cấp có thẩm quyền giao sổ đỏ sử dụng đất rừng cho hộ xã viên yên tâm sản xuất. Mặt khác, Ban chủ nhiệm HTX hằng năm lên phương án khai thác trồng tỉa cho hộ xã viên, ký hợp đồng khai thác, tìm đầu ra cho sản phẩm. Ðây là cách làm mới, sáng tạo, vì thế trong những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhiều HTX lao đao, phá sản,  thì HTX Nà Pán lại đứng vững đi lên. Chính vì vậy, năm 1985, HTX Nà Pán, xã Nhượng Bạn đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ nhất.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều HTX làm ăn kém hiệu quả, không tìm ra lối thoát, phải giải thể, HTX Nà Pán cũng không ngoại lệ. Vì không có đường giao thông đến trung tâm xã, chi phí vận chuyển rất cao, sản phẩm chủ yếu gỗ thông không bán được, vì gỗ trụ mỏ được thay thế vật liệu khác. HTX đứng bên bờ vực phá sản, nhiều hộ xã viên có ý định di cư  đến vùng quê mới... Trước tình hình đó, Ðảng ủy, HÐND, UBND xã đã có những kiến nghị lên huyện, tỉnh, đề nghị tháo gỡ khó khăn. Con đường giao thông liên xã được mở rộng, xe đến được trung tâm xã. Ban chủ nhiệm HTX tìm đối tác, khách hàng mới, xuất khẩu gỗ nhựa thông sang biên giới. Chỉ ba năm sau, HTX mới lại trụ vững, duy trì ổn định sản xuất bằng việc tiếp tục phát triển lâm nghiệp. Kết quả là, diện tích rừng thông, rừng hồi liên tục tăng, xã viên có thu nhập ổn định từ việc trồng rừng. Ðến nay, tổng diện tích trồng rừng của HTX đã lên tới hơn 950 ha, trong đó hơn 60% diện tích cây thông đã cho thu hoạch gỗ và nhựa thông, với tổng thu nhập từ nghề rừng, hằng năm đạt hơn bốn tỷ đồng, thu nhập bình quân của xã viên từ hai đến ba triệu đồng/tháng. Có cuộc sống ổn định, HTX đã vận động bà con xã viên góp vốn mở rộng sản xuất như: xây dựng hội trường, nhà kho, mua ô-tô chuyên dụng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên, mở mới hàng chục km đường dân sinh, để đưa ô-tô vào khai thác gỗ...Nhờ những kết quả sản xuất đó năm 2006, HTX Nà Pán lại vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Ðánh giá những thành tích đạt được của HTX, trong hơn nửa thế kỷ qua, Bí thư Ðảng ủy xã Hoàng Văn Tắc khẳng định: Ðó là nhờ một phần công sức của các thế hệ lãnh đạo xã mà người đặt nền móng, đi tiên phong là đồng chí Hoàng Văn Minh, cùng cấp ủy Ðảng, chính quyền xã... đã luôn thực hiện lời Bác dạy, vận động bà con nông dân đoàn kết một lòng, biến những đồi núi hoang vu thành những rừng thông, rừng hồi cho thu nhập cao. Nhờ đó mà đời sống của bà con dân tộc Sán Chỉ nơi đây, với hơn 300 hộ dân đã có cuộc sống đổi thay rất nhiều. Từ một xã chỉ sống vào nghề rừng mà hiện nay có tới 50% số hộ xây được nhà kiên cố trị giá hàng trăm triệu đồng, 100% số hộ được sử dụng điện, có bảy hộ xã viên mua ô-tô để vận chuyển hàng hóa; cả năm thôn, bản đều có nhà văn hóa... Ðó là một kỳ tích dựng xây cuộc sống mới của bà con dân tộc Sán Chỉ nơi đây, luôn thực hiện và làm theo lời Bác dạy đã và đang trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Lạng Sơn.

 


 BÀI VÀ ẢNH: HÙNG TRÁNG

Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 521


Hôm nayHôm nay : 51924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1024092

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71251407