01:17 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao thu nhập bằng xã hội hóa trồng cao su

Thứ năm - 12/01/2012 01:41
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo nhưng kể từ năm 1997 khi dự án trồng mới cây cao su được triển khai thực hiện thì đời sống vật chất, tinh thần của hàng ngàn hộ gia đình trên địa bàn các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh, Thạch Hà… được nâng lên rõ rệt.
1. Có thể nói trong những năm qua sự nghiệp phát triển cây cao su trên cả nước đạt và vượt so với chủ trương đề ra, cũng nhờ các dự án cao su đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hàng vạn hộ nông dân sống ở các vùng núi. Phát triển cây cao su không những đưa lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng độ che phủ rừng, chống xói mòn trên các vùng đất dốc ở Hà Tĩnh.
Được biết, tính đến thời điểm đầu năm 2012, Hà Tĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên trên 600 nghìn ha; trong đó đất nông nghiệp 477.300 ha, chiếm 79,5% diện tích đất tự nhiên; đất SXNN 121.167 ha; đất rừng SX 171.560 ha, đây là một tiềm năng lớn cho SX nông, lâm nghiệp của tỉnh.
Để khai thác hết tiềm năng quỹ đất lâm nghiệp, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho các vùng nông thôn. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm việc phát triển cao su trên địa bàn. Vì thế, sau hơn 10 năm thực hiện dự án trồng cao su đến nay, Hà Tĩnh đã trồng được trên 10 nghìn ha cao su đại điền; đưa vào khai thác trên 3 nghìn ha, cho năng suất mủ khá cao và ổn định.
Từ đó, cây cao su đã được khẳng định là cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái trên đất Hà Tĩnh, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các cây trồng khác, trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã đề ra phương án thực hiện tiêu chí chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập cho người dân bằng xã hội hóa cây cao su, chú trọng phát triển mạnh cao su tiểu điền, phấn đấu đạt cho được mục tiêu từ nay đến 2020 toàn tỉnh đạt 30.000 ha cây cao su, trong đó 20.000 ha đại điền và 10.000 tiểu điền trên địa bàn 7 huyện, 55 xã trong toàn tỉnh.
2. Một ngày đầu năm, chúng tôi về huyện Hương Sơn, huyện có nhiều diện tích đất lâm nghiệp phù hợp với việc phát triển cao su đại và tiểu điền. Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND huyện cho biết, Hương Sơn có khoảng 11 nghìn ha đất trồng được cao tiểu điền với 2.000 hộ dân thuộc các xã Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Kim I, Sơn Kim II, Sơn Diệm, Sơn Hàm, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Tây…
 Cũng theo ông Trinh, lãnh đạo huyện bấy lâu nay trăn trở phải trồng cây gì, nuôi con gì để đưa mức sống của người dân được cải thiện, bởi từ trước tới nay, nói về chăn nuôi thì ở Hương Sơn chỉ có nuôi hươu bằng hình thức chuồng hộ, ngoài ra quỹ đất chủ yếu là đất lâm nghiệp đồi núi nằm trong các hộ dân còn nhiều. Nhưng để chọn được một loài cây có giá trị kinh tế thì chưa tìm ra cây gì.
Vì thế, khi có chủ trương của tỉnh cho Hương Sơn quy hoạch phát triển cây cao su đại điền ở xã Sơn Hồng cho Cty TNHH MTV Cao su Hương Khê thực hiện, lãnh đạo huyện cũng như các hộ gia đình đã quyết tâm phải kéo cho bằng được dự án cao su tiểu điền về trên đất Hương Sơn để lấy đại điền làm bà đỡ cho tiểu điền phát triển.
Chúng tôi cùng ông Trinh đến thăm một số xã nằm trong vùng dự án, tiếp xúc với bà con nông dân xã Sơn Lâm, một nông dân ở đây nói: “Qua nghiên cứu báo chí và truyền hình, đặc biệt vừa rồi được ông TGĐ Cty TNHH MTV Cao su Hương Khê Trần Thanh Long về họp dân phổ biến lợi ích cây cao su mang lại cao gấp nhiều lần so với các cây trồng khác, bởi kể từ khi khai hoang cho đến khi thu hoạch phải mất 6-7 năm. Nếu chúng tôi đủ vốn, đủ lao động thì nên tự phát triển trồng cây cao su để được hưởng lợi cao, nếu 1 trong 2 điều kiện trên không đảm bảo thì kiên kết với Cty của ông theo phương thức hộ dân góp đất Cty đầu tư 100% vốn xuyên suốt cả chu kỳ SXD và nguời dân sẽ được hưởng lợi bằng 10% sản phẩm".
Theo ông Trinh, với cách làm này, nông dân thực sự phấn khởi bởi góp đất vào cho Cty không sợ mất đất mà ngày một sinh lời, vả lại người nông dân được hưởng đầy đủ mọi chế độ, quyền lợi như công nhân, con em đến tuổi lao động được làm công nhân lâu dài với Cty thì không còn gì bằng.
Đứng sau Hương Sơn là huyện Hương Khê với tổng diện tích quy hoạch phát triển cao su tiểu điền là 4.890 ha thuộc 16 xã với trên 1 nghìn hộ tham gia liên kết. Về xã Hà Linh, xã có khá nhiều diện tích được tỉnh quy hoạch phát triển cao su tiểu điền, Chủ tịch UBND xã Đặng Đức Minh nói: “Sau hơn 10 năm cây cao su đại điền của Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh phát triển trên đất Hà Linh, hàng trăm lao động là con em địa phương được Cty cao su nhận vào làm công nhân. Dự án phát triển cao su không những tạo được công ăn việc làm ổn định, có mức thu nhập cao mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững".
Từ Quyết định của Tổng giám đốc Tập đoàn CNCSVN ưu ái cho Hà Tĩnh cũng như phương án phát triển hơn 10 nghìn ha cao su tiểu điền trên vùng quê nghèo chắc chắn từ nay đến 2020, Hà Tĩnh sẽ phấn đấu đưa tổng diện tích cao su đại điền và tiểu điền đạt từ 25-30 nghìn ha, góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thu nhập cho đồng bào trung du và miền núi. Đặc biệt góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước đề ra.
"Vì thế, chủ trương mở rộng diện tích cao su tiểu điền đến với từng hộ dân là rất thiết thực, việc làm này thể hiện sự đồng hành của tỉnh đối với nhân dân vùng núi chúng tôi. Nếu thực hiện được dự án trồng cao su tiểu điền thì xã Hà Linh sẽ tận dụng hết quỹ đất để liên kết với các Cty, như vậy thì chẳng bao lâu nữa nông dân Hà Linh sẽ giàu lên từ sản phẩm xuất khẩu mủ cao su", vẫn theo ông Minh.
3. Tại hội nghị bàn về phát triển cao su tiểu điền của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ 2012-2020 đã đưa ra nhiều tranh luận trái chiều xung quanh việc ăn chia lợi nhuận giữa Tập đoàn CNCSVN với hộ dân. Tỉnh Hà Tĩnh thì yêu cầu phải bảo đảm quyền lợi cho người dân với mức ăn chia giá trị sản phẩm là 12%.
Còn phía Tập đoàn, là chủ đầu tư chi tiền phải hạch toán, cân đối lỗ, lãi lại cho rằng, với mức ăn chia 12% doanh số cho nông dân thì quá cao, bởi nếu tổng doanh số tính chi tiết từng việc đầu tư từ khi khai hoang, trồng mới cho đến khi thu hoạch thời gian phải mất 6-7 năm, vả lại nguồn vốn Tập đoàn bỏ ra dài và quá lớn, trong đó phải tính đến lãi suất ngân hàng và thuế các loại… thì tổng giá trị của người nông dân được hưởng tương đương 40% lợi nhuận.
Trong cuộc họp chưa thể ngã ngũ thì Tổng giám đốc Tập đoàn CNCSVN Trần Ngọc Thuận cho rằng, đối với nông dân vùng lũ Hà Tĩnh còn gặp rất nhiều khó khăn, vì thế lãnh đạo tỉnh và Trung ương rất quan tâm đến công cuộc xây dựng NTM cho Hà Tĩnh nên việc giữa 10 hoặc 12% thì Tập đoàn CNCSVN cũng sẽ chấp nhận để làm sao nông dân Hà Tĩnh giảm bớt được những khó khăn, thiếu thốn lãnh đạo Tập đoàn cũng sẵn sàng.
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 264


Hôm nayHôm nay : 29014

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943573

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71170888