00:11 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề nông ở phố

Thứ hai - 11/03/2013 05:49
Cùng với đà phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nông dân đã nhanh chóng tìm hướng phát triển mới không cần lắm đất vẫn thu lại lợi nhuận cao.
Chỉ với vài bể cá cảnh chiếm diện tích nhỏ, mỗi năm anh Hiền thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Chỉ với vài bể cá cảnh chiếm diện tích nhỏ, mỗi năm anh Hiền thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Làm giàu từ nghề nông ở phố

“Nếu ở vùng quê, nông dân trồng mấy sào rau mất cả hơn nghìn mét vuông đất thì ở phố chỉ cần trồng một cây mai vài mét đất thôi nhưng lại thu về lợi nhuận như nhau. Đó là cái được của nghề nông ở phố”, ông Lê Văn Phiếu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân quận Cẩm Lệ, chia sẻ. Theo ông Phiếu, thành phố đang trong quá trình đô thị hóa, việc phát triển nông nghiệp đô thị ở phố sẽ tạo hướng phát triển bền vững, giúp nông dân làm giàu. Nhiều mô hình sản xuất đã được Hội Nông dân quận Cẩm Lệ khuyến khích, hỗ trợ nông dân trên địa bàn phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 Với diện tích 300m2, ông Ngô Văn Lãng (tổ 2, phường Hòa Thọ Đông) xây 4 bể trồng hoa súng, đặt 1.200 chậu, tháng nào cũng xuất bán 800 chậu, thu lãi 400 triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Cẩm Lũy (phường Hòa Thọ Tây) đã tận dụng 250m2 đất còn lại xây bể xi-măng, nuôi cá tràu, trê lai, mỗi năm thu 7 - 8 tấn cá, thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Ông Trương Văn Tảo (tổ 25, phường Hòa Thọ Tây) có trại heo từ 120 - 170 con/lứa, mỗi năm xuất chuồng hàng chục tấn heo thịt, doanh thu 400 - 500 triệu đồng, lãi 150 triệu đồng/năm…

Không chỉ riêng quận Cẩm Lệ mà nhiều địa phương khác trên địa bàn thành phố không thiếu những tấm gương điển hình làm giàu bằng nghề nông ở phố. Sau thời gian dài cần cù lao động, tích lũy từng đồng vốn theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, chị Vũ Thị Kim Liên (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) có nguồn thu nhập cao từ mô hình trồng nấm, nuôi dế kết hợp với phát triển trang trại du lịch sinh thái. Mỗi năm gia đình chị thu về trên 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Kết quả ấy đã tiếp thêm cho chị Liên động lực và niềm tin về hướng đi đúng để tiếp tục quyết tâm đầu tư, mở rộng sản xuất. Hay mô hình nuôi cá cảnh của anh Lê Xuân Hiền (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) ban đầu chỉ xuất phát từ “nuôi chơi”, nhưng sau đó nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, anh chuyển sang nuôi kinh doanh. Không ngờ cái nghề “tự nhiên mà có” này lại mang đến cho anh mỗi năm trên 100 triệu đồng tiền lãi. “Trên xã Hòa Khương, họ nuôi một ao cá cả trăm mét vuông đất mỗi vụ thu lãi vài triệu đồng. Ở đây chỉ cần bể cá cảnh với diện tích nhỏ, ít tốn công chăm sóc nhưng thu lãi cũng cao”, anh Hiền chia sẻ.

Cần nhân rộng mô hình

Năm 2000, Đà Nẵng mất khoảng 4.000ha đất nông nghiệp sau quá trình giải tỏa, chỉnh trang đô thị. Tận dụng từng mét vuông đất, nông dân đã đầu tư sản xuất các mô hình phù hợp với thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế như nuôi cá tràu, trê lai công nghiệp, lập trang trại heo, sản xuất nấm quy mô lớn… Việc chuyển đổi từ làm vườn truyền thống sang làm vườn đô thị cũng đã xuất hiện không ít hộ ở nội thành sáng tạo ra nhiều “vườn trong phố, phố xen vườn” khá hấp dẫn, vừa thẩm mỹ, vừa bảo đảm thu nhập. Một số hộ trong thành phố còn áp dụng trồng rau theo phương pháp thủy canh, trồng rau mầm, trồng nấm ăn, trồng hoa trong chậu, bồn, trên giàn, trong nhà lưới hay nuôi lươn, ếch, nuôi dế, nuôi cá kiểng… nhằm bổ sung thực phẩm cho bữa ăn và cải thiện cuộc sống gia đình.

Để tạo nguồn thu nhập ổn định cho hội viên nông dân bị ảnh hưởng bởi đô thị hóa, Hội Nông dân các quận còn tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách thức thành lập các HTX, vận động hội viên góp vốn để giúp nhau làm giàu. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã thành lập các HTX: Kim Thanh (quận Thanh Khê), Hải Vân Nam (quận Liên Chiểu ), Bình An (quận Hải Châu)... bước đầu đã ổn định đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. “Sở dĩ nghề nông ở phố giúp nhiều nông dân hái ra tiền là do áp dụng khoa học công nghệ cao, không những bảo đảm môi trường, ít rủi ro mà còn tạo được mảng xanh cho đô thị”, ông Lê Văn Chí, Chủ tịch Hội Nông dân quận Sơn Trà cho biết.

Nông nghiệp đô thị thực sự đã tạo ra nhiều kinh nghiệm hướng nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và hướng đến một nghề mới - nghề nông ở phố.

Bài và ảnh: HOÀNG HÂN
http://baodanang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 228


Hôm nayHôm nay : 23488

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1082748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72765457