14:28 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề võ, nghiệp... nấm

Chủ nhật - 30/09/2012 05:00
Linh chi là loại thảo dược thượng hạng, nếu trồng thành công có thể hái ra tiền. Ở Quảng Ngãi, nấm linh chi đang được vun vén, chăm sóc bởi một cựu chiến binh trẻ tuổi từng là võ sĩ hạng nặng.

 

Cựu chiến binh đó là Lê Giang Phong, hiện là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nấm linh chi ở xã Đức Nhuận, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Nhờ nấm linh chi, anh Phong đã thoát nghèo.

Sàn đấu và bục giảng

Trên bục giảng của xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, anh Lê Giang Phong - nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Quảng Ngãi đang truyền đạt kinh nghiệm trồng nấm linh chi cho 30 nông dân địa phương. Trong số đó, có những người từng trồng nấm linh chi nhưng thất bại.

Cách đây chưa lâu, võ sĩ Giang Phong từng thượng đài hạng 54-57kg và luôn ra những cú đấm “búa tạ”. Phong thái và đòn đánh của anh mau lẹ như chớp khiến nhiều đối thủ đo ván.

Bẵng đi một thời gian, người ta bất ngờ khi ông võ sĩ Giang Phong lại xuất hiện trên truyền hình và được biểu dương là nông dân sản xuất giỏi. Cao điểm, anh bán nấm giống thu hàng chục triệu đồng/tháng. Anh hạch toán, nếu mở rộng sản xuất có thể kiếm cả trăm triệu không phải là khó.

Ngôi nhà của anh tại xã Đức Nhuận, giờ đã trở thành phân xưởng ươm cấy nấm linh chi. Khắp ngôi nhà ngổn ngang những bịch nấm giống. Nhưng vẫn chưa phải là hết, bởi bên cạnh xưởng còn có một căn phòng nhỏ, cũng ngổn ngang chai lọ, máy bảo ôn, đông lạnh. Đó là phòng hóa nghiệm nuôi cấy nấm linh chi.

Mở tủ lạnh lấy ra một bọc nấm nhỏ, anh cho biết, đó là giống nấm tốt nhất được anh cất giữ để nhân giống nấm con. Bên cạnh tủ lạnh là tủ bảo ôn, tủ cấy phôi, nhân giống... Nhìn căn phòng này, người ta dễ nhầm tưởng chỉ dành cho những kỹ sư sinh, hoá. Nhưng, thành công của anh đã cho thấy, nếu cần cù và chịu khó học hỏi, người nông dân vẫn có thể nắm bắt và làm chủ được khoa học.

Nuôi cấy phôi nấm linh chi, đây là khâu khó nhất mà không phải ai cũng có thể làm được. Trong căn phòng này, anh nông dân Lê Giang Phong có nhiều đêm thức trắng. Bởi trước khi đến với nghề nấm, anh trải qua cả ngàn thất bại, khiến tiền trong nhà lần lượt đội nón ra đi.

Dính vào nghề nấm

Khi học võ và thành danh, anh Phong vào xã Bình Thắng và xã Phước Long, tỉnh Bình Phước mở “lò” và thu nạp được 150 môn sinh đến học võ, tạo ra khí thế võ thuật hừng hực. Cuộc đời người học võ có trong tay cả trăm môn sinh là niềm hạnh phúc, đôi khi hơn cả tiền bạc.

Một buổi chiều khi dạy võ trở về, trời đổ mưa to đột ngột, người em gái và cũng là môn đệ giỏi nhất của anh bị nước cuốn trôi. Sư phụ Phong buồn rầu, cạo trọc đầu và tuyên bố giã từ nghề võ, trở về quê hương.

“Những năm tháng sầu thảm nhất là thời gian đó, không võ thuật, không nghề nghiệp rồi đổ bệnh” – anh kể lại. Võ sĩ Lê Giang Phong trở thành người tàn phế bởi bệnh tim bao mỡ. Ngày nào anh cũng ngất xỉu. Anh từng bi quan, suy nghĩ: “Mệnh mình chẳng lẽ ngắn ngủi vậy sao!”.

Đến khi anh sử dụng nấm linh chi một thời gian thì bệnh thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên, giá thành linh chi cách đây vài năm khá đắt, tương đương 3 chỉ vàng/kg. Cảm kích loài thần dược này, anh trăn trở phải trồng nấm linh chi để hạ giá thành và để nhiều người cùng được sử dụng. Và anh khăn gói ra Hà Nội học nghề trồng nấm với cơ thể vẫn chưa hết bệnh.

Học nghề trở về nhưng vẫn thất bại. Chỉ vào đống bao ươm nấm, anh cho biết: “Cứ ươm cả ngàn bao, nấm thì không thấy toàn thấy các loại meo, mốc thi nhau phát triển. Mỗi lần thất bại, anh lại rút ra bài học mới và lại tiếp tục khăn gói ra Hà Nội học thêm. Lần 1, lần 2, mãi đến lần thứ 4 ra Hà Nội trở về, nấm linh chi mới nhú lên trong ngôi nhà của anh... Nấm linh chi sau 3 đến 4 tháng có thể cho thu hoạch.

Được Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh tiếp sức gói thiết bị lò hấp tiêu trùng trị giá 1,3 tỷ đồng; Hội Nông dân cho vay vốn 300 triệu đồng hưởng lãi suất thấp, năm 2011 cơ sở trồng nấm của anh được Sở Khoa học-Công nghệ và UBND huyện Mộ Đức chọn làm dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh. Năm 2012, trại trồng nấm của anh được nâng cấp lên Hợp tác xã. Trong 2 năm qua, anh đã xuất bán ra thị trường 300kg nấm với giá 800.000 đồng/kg. Hiện nay anh đứng ra nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm nấm linh chi cho bà con nông dân trong tỉnh.

Tiếp sức cho nông dân

Ngồi giữa ngôi nhà đầy nấm với nụ cười mãn nguyện, anh kể lại cuộc đời thành bại của mình: “Nhập ngũ tháng 3.2007, sau đợt huấn luyện, mình được điều động về Trung đoàn 97 ở Buôn Ma Thuột. Vào lính, mình được học nhiều điều, từ tình đoàn kết, thương yêu đồng chí đồng đội cho đến tình yêu đất nước. Còn một điều nữa thật khó quên, đó là 10 lời thề của quân đội nhân dân Việt Nam: “Thắng không kiêu, bại không nản”.

Đến nay anh Phong đã tham gia truyền đạt kinh nghiệm sản xuất nấm linh chi cho 6 lớp với 300 nông dân. “Sắp tới tôi sẽ nhân giống linh chi đen để phát triển thêm. Còn nhà xưởng với diện tích 500m2 hiện đã quá tải, tương lai phải mở rộng thì mới đủ xoay vòng”- anh Phong cho biết.

Chất lính vẫn còn trong người nông dân khi xuất ngũ, nhờ đó anh luôn giữ được sự kiên trì, bền bỉ khi làm ăn. Đối với anh, bên cạnh thất bại luôn ẩn giấu sự thành công, nếu bỏ cuộc là đánh mất cơ hội. Anh cho biết, nếu phát triển mạnh, mở rộng phân xưởng, mỗi tháng hợp tác xã có thể tạo việc làm cho nhiều người và thu nhập sẽ tăng cao.

Một công ty tại Hà Nội đã ký hợp đồng để bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Tuy nhiên, anh Phong bảo, chỉ bán trong tỉnh, nấm linh chi của hợp tác xã đã không đủ nguồn cung.

Say sưa với thành công, anh tiếp tục nhân giống nấm xích chi. Trong ngôi nhà của anh, qua một lần cấy ươm, giống xích chi đã “ngoan ngoãn” xuất hiện với màu sắc đỏ như huyết.

Ông Nguyễn Xuân Lập- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Nhuận chia sẻ: “Từ thành công của anh Phong, hiện nay Hội đang chuẩn bị mở rộng để phát triển thành làng nấm Đức Nhuận, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 482


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 815153

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64801097