21:45 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nông dân vượt khó trong sản xuất

Thứ ba - 15/01/2013 21:39
Trong một dịp đi tham quan và tìm hiểu các mô hình làm ăn kinh tế giỏi, chúng tôi được giới thiệu gặp mặt một gương nông dân sản xuất giỏi có thu nhập khá từ làm kinh tế vườn - rừng. Đó là anh Nguyễn Trí Hậu, 47 tuổi, là hội viên Hội cựu chiến binh, Hội nông dân đang sinh hoạt ở chi Hội xóm 3 xã Phúc Đồng.
 
Sau những cái bắt tay và chào xã giao chúng tôi xin phép được đi thăm quan mô hình của anh. So với nhiều mô hình khác, diện tích mô hình của anh Hậu không lớn, nhưng tấm gương vượt khó của anh khiến chúng tôi khâm phục. Ngắm nhìn vườn bưởi chín vàng đã đến ngày thu hoạch và vô số những trái cam đang lúc dậy thì chờ mùa xuân đến, mới hiểu đất đã không phụ người.
Theo lời anh kể, khi còn nhỏ, gia đình anh cũng nghèo lắm, đất đai hoang hoá nhiều. Năm 1985, lúc đó anh 19 tuổi, anh tham gia bộ đội tình nguyện tại Campuchia, đến năm 1989 thì xuất ngũ, rồi lập gia đình. Ngoài diện tích đất được chia, để có thêm đất canh tác, vợ chồng anh khai hoang thêm được hơn 01 ha nữa để trồng khoai, trồng sắn.  Nhưng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nên vợ chồng anh lại chuyển sang trồng keo lá tràm. Nỗi lo thiếu đất canh tác luôn đau đáu trong anh, kèm theo đó là nỗi vất vả khi hai vợ chồng không lương và lần lượt những đứa con chào đời. Vợ chồng anh làm quần quật suốt ngày đêm chỉ mong đủ cái ăn cho gia đình bé nhỏ.
Năm 1997, khi gia đình bố mẹ vợ chuyển vào Nam sinh sống, anh đã quyết định mua lại mảnh vườn của nhà ngoại để về ở đó và để có thêm đất canh tác. Người ta nói “an cư mới lạc nghiệp”, nhưng đó là lần thứ 5 anh chuyển nhà, cuộc sống gia đình cũng ít nhiều có xáo trộn. Đến nơi ở mới vừa cao ráo, ít lụt lội lại có đất để canh tác nên vợ chồng anh rất phấn khởi, cùng nhau quyết tâm tăng gia sản xuất, dẫu biết rằng còn nhiều việc phải làm. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, để có thể trồng được cây lâu năm, phải trồng những cây ngắn ngày, để có tiền mua bò, phải chăm lấy đàn gà, đàn ong. Từ đó, khối tài sản của vợ chồng anh cứ lớn dần lên.
Giờ thì anh đã có khu vườn đồi với hơn 3ha trồng bưởi và cam, 4ha đất trồng keo, 9 con trâu bò, 10 đàn ong, hơn 200 con gà lấy thịt. Nguồn thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp (không tính lúa gạo) hàng năm dao động từ khoảng 110 đến 140 triệu, cũng đủ để gia đình anh trang trải cuộc sống hàng ngày, mua sắm trong gia đình và nuôi con ăn học. Gia đình anh có ba đứa con, hiện nay hai đứa đang học đại học kinh tế, một đứa học trung học phổ thông. Các con anh đứa nào cũng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ bố mẹ. Anh vui vẻ cho chúng tôi biết là anh vừa bán 3ha cây keo thu được 120 triệu đồng và cam bù bán Tết thì thương lái đã đặt hàng hết.
 
  
Anh Nguyễn Trí Hậu bên đàn ong của mình.
 
Nói về kinh nghiệm làm vườn, anh cho biết thêm ngoài sự siêng năng, chịu khó thì cũng cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phải có óc quan sát. Mảnh đất vườn mà anh đang có cũng “khó tính” lắm, vì nhiều đá sỏi lẫn trong đất nên khi nắng thì đất khô rang, khi mưa thì lại úng nước. Anh phải suy nghĩ tìm nhiều cách để khắc phục. Anh chặt thồ (cây sim, cây mua) để tấp lên gốc cây nhằm giữ mát cho cây về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, lại đào mương thoát nước để cây không bị ngập úng vào mùa  mưa. Cũng có những năm lụt to như năm 2007, năm 2010 nước bào mòn hết lớp đất bề mặt chỉ chừa lại cho anh những gốc cây tróc rễ cùng với đá sỏi. Nhưng anh không nản chí, lại hì hục chở đất về vùn gốc, bón thêm phân cho cây, tăng độ mùn cho đất, đưa màu xanh trở lại trên mảnh đất cằn. Anh hạn chế dùng phân hoá học, thường sử dụng phân chuồng đã được ủ để bón cho cây. Không biết có phải vì thế không mà cam, bưởi của anh được khách hàng rất ưa chuộng vì nó có hương vị đậm đà.
Ngoài việc nỗ lực thoát nghèo đi lên anh Hậu là một hội viên tích cực của chi hội nông dân và chi hội cựu chiến binh xóm 3 xã Phúc Đồng. Bên cạnh đó anh luôn quan tâm giúp đỡ bà con láng giềng trong sản xuất như giúp nhau gà giống, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong, trồng cây ăn quả…Thời gian qua anh đã giúp đỡ 5 gia đình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao thu nhập từ kinh tế vườn. Bà con láng giềng ai cũng quý trọng và khâm phục đức tính chăm chỉ, làm ăn có kế hoạch của anh Hậu. Trong căn nhà của anh, ngoài những giấy khen về thành tích học tập của các con anh, còn có giấy khen của tỉnh và huyện dành cho anh trong phát triển sản xuất như bằng khen của UBND tỉnh trong “phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2001 - 2005”; giấy khen UBND huyện  trong “phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 1999 - 2004”, giấy khen UBND huyện trong phong trào “giúp nhau xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2003 - 2008 ” và nhiều loại giấy khen khác. Đó cũng là sự ghi nhận cho những nỗ lực cố gắng của anh. 
          Khi được hỏi về những dự định sắp tới, anh cho biết sẽ tiếp tục mở rộng diện tích cây ăn quả để tăng thu nhập, đầu tư cho con cái ăn học. Anh cũng mong muốn được sự hỗ trợ của nhà nước về tín dụng để vay vốn mở rộng sản xuất, vì từ trước đến nay anh phải “tự thân vận động”, chưa tham gia vay vốn từ các ngân hàng. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự siêng năng, kinh nghiệm và bản lĩnh của anh Hậu, thời gian tới mô hình kinh tế của anh sẽ phát triển hơn nữa, trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế của xã Phúc Đồng và của huyện Hương Khê.
Trần Phúc Anh
Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Theo huongkhe.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1127901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72810610