|
Bản Hua Chăng có gần 100 hộ với bốn dân tộc Dao, Mông, Thái và Khơ Mú cùng chung sống. Chị Chăn cho biết: Khi mới lập gia đình, cuộc sống của hai vợ chồng rất khó khăn. Không cam chịu số phận, chị đã chủ động vay vốn làm kinh tế. Từ 30 triệu đồng vay của Quỹ hỗ trợ nông dân, được cán bộ hội nông dân và hội phụ nữ huyện tư vấn về phát triển kinh tế, đến nay gia đình chị không những đã thoát nghèo, mà còn có của ăn của để, tích góp được chút vốn.
Với kinh nghiệm và vốn có sẵn, chị mạnh dạn mở rộng thêm chuồng trại để nuôi lợn, gà và dúi. Tận dụng phân thải xây bể khí sinh học bioga phục vụ đun nấu, góp phần giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Gia đình còn mua thêm máy xát để phục vụ nhu cầu của bà con trong vùng. Từ việc trồng lúa, thu hoạch thảo quả, chăn nuôi và làm dịch vụ, trừ chi phí, gia đình thu về trên 200 triệu đồng/năm. Chị Chăn tự hào cho biết: “Riêng 5 mẫu thảo quả trên núi của gia đình tôi cũng thu về gần 100 triệu đồng. Mình chịu khó làm ăn thì sẽ có cuộc sống sung túc hơn. Mô hình phát triển kinh tế của gia đình tôi được nhiều hội viên phụ nữ khác trong toàn bản, thị trấn áp dụng vào làm và thành công”.
Không chỉ biết làm kinh tế, chị Chăn còn tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội trong cộng đồng. Là cộng tác viên dân số đầy nhiệt huyết, chị vinh dự được nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp dân số của Bộ Y tế năm 2011.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn