00:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người phụ nữ vực dậy một thương hiệu cam sành

Thứ bảy - 12/01/2013 04:26
Những năm gần đây, người nông dân trồng cam ở huyện Tam Bình (Vĩnh Long) luôn ám ảnh với điệp khúc “trồng, chặt” khi hàng loạt vườn cam nhiễm bệnh vàng lá, cho trái không hiệu quả. Nhiều nông dân phải chuyển đổi cây trồng hoặc thu hẹp diện tích.

 

Chị Lưu Thị Quyên đang tỉ mẩn chăm sóc vườn cam đang chờ ngày thu hoạch. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Ấy vậy mà chị Lưu Thị Quyên ở ấp Tường Lễ, xã Tường Lộc lại được mọi người trong vùng mệnh danh là “nông dân bán thân cho khoa học” vì kiên trì bám trụ và tìm mọi cách đặc trị bệnh cho cây cam vốn làm nên thương hiệu của vùng “rốn” cam sành Tam Bình bằng cách trồng xen lẫn cây ổi.

“Thấp thỏm” với cây đặc sản

Mái tóc ngắn bạc, nụ cười giòn rã, nước dan rám nắng, giọng nói nhỏ nhẹ, chị Quyên kể cho chúng tôi nghe về bao nỗi thăng trầm không riêng của gia đình chị mà cả với cái xứ sở này, cứ mãi ngẩn ngơ và bị mê hoặc với cây cam. 

Vốn được thiên nhiên ban tặng, vùng đất Tam Bình chỉ thích hợp trồng cam sành và cũng là vựa cam ngon nhất cả nước. Thấy vậy, năm 1996, chị vay tiền đi học qua 1 năm ở Viện Cây ăn quả miền Nam. Với vốn kiến thức sẵn có, một năm sau, chị về bàn tính cùng chồng dốc toàn bộ tài sản, đốn bỏ toàn bộ diện tích 10 công (1 công là 1.125m) cây trái bốn mùa của ông bà chuyển sang trồng cam.

Những ngày đầu cuốc đất trồng cam, chị Quyên vẫn nhớ như in bà con trong Ấp đều kháo nhau rằng, chị bị khùng, mơ tưởng hão huyền về giấc mộng làm giàu từ cam.

Ngày ngày đổ công sức chăm bón từng thân cây, tỉa lá, tưới nước, chị Quyên thức trắng đêm trăn trở với những suy nghĩ với hi vọng: Cây lớn, lá xanh, trái bắt đầu chớm và sai quả đồng nghĩa với việc trúng lớn.

Sau 3 năm trồng, cam mới bắt đầu ra quả. Chưa kịp thu hoạch, cây cam bắt đầu mắc căn bệnh vàng lá. Cây lá còi cọc không phát triển, ra quả chỉ lớn bằng trái chanh. Số còn lại, cây xấu và quả nhỏ nên bán không được giá.

Thế rồi, chị Quyên mua thuốc trừ sâu về xịt nhưng cây vẫn không thể hết bệnh mặc dù đươc “cứu” chữa. Cây cam vẫn trơ trơ điểm xuyết lá vàng, nhuốm hoen màu ố cả khu vườn rộng.

Giọng nói buồn rầu, chị Quyên nức nở: “Tính vốn đầu tư cả phân bón và cây giống trong 3 năm khoảng 7 triệu đồng/công. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả vườn đã mất trắng trên 70 triệu đồng.”

Theo chị Quyên, toàn bộ vùng cam Tam Bình cũng bị nhiễm bệnh này chứ không phải riêng từng hộ. Người nông dân buồn, khóc lóc khi không cứu chữa được đành phải bấm bụng phá “đứa con cưng” sau 3 năm chăm sóc để rồi lại lo lắng mỗi khi tiến hàng trồng loạt cây mới sau thất bại.

Từng cây cam cao hơn 1m được xới tung lên vứt bỏ trong góc vườn héo úa vì bệnh, nhìn gốc cam, chị Quyên ứa nước mắt ngửa đầu than với ông trời rằng, nghề trồng cam bạc lắm, cứ hi vọng kiếm được tí tiền nhưng thất thu, công sức cả vài năm thành công cốc. 

... Và cứu cánh từ cây ổi

Để có vườn cam với 2.000 gốc như hiện nay không bị mắc bệnh, thậm chí cây sai trĩu quả, chị Quyên đã đi nhiều nơi, hỏi nhiều chuyên gia về cây ăn quả nhưng vẫn không tìm được phương thuốc hữu hiệu. 

Vào những năm 2006, chị Quyên biết được thông tin có một hộ nông dân ở Cái Bè (Tiền Giang) trồng xen lẫn ổi xá lị vào vườn cam đã tránh được dịch và trúng lớn. Ngày đó, chị xách ba lô đến tận nơi để mục sở thị kết quả và học “lỏm’ kinh nghiệm này.

Chị xin được một cây về làm giống và trồng thử, cây cam bên cạnh không còn lá vàng. Nhưng để kiểm chứng thêm, chị tuốt toàn bộ lá ổi trên cành thì hiện tượng cây vàng lá lại như ban đầu. Mừng quá, chị chạy vội khoe với mọi người về thí nghiệm đã có đáp án đặc trị “căn bệnh" thế kỷ của cam.

Không để cho đất kịp nghỉ, năm 2007, chị tiến hành trồng cam xen ổi trên thửa ruộng của gia đình. Năm đầu tiên, sau khi lên liếp và xử lý đất, chị trồng ổi tạo bóng mát, xua đuổi rầy chổng cánh (tác nhân gây bệnh vàng lá). Sau đó, chị mới bắt đầu lên mô trồng cam sành, bón lót phân, khoảng 1 tháng thì đem cây giống về trồng. 

Với 3 năm đầu, dù cam chưa có thu hoạch cam nhưng vườn cây chị Quyên đã có ổi để bán nhằm có thêm thu nhập và quan trọng nhất là đã dẹp được bệnh lá vàng.

“Người nông dân muốn đổi đời trên chính mảnh đất đang canh tác thì trước tiên phải đầu tư vốn hiểu biết về khoa học kỹ thuật và… dám liều,” chị Quyên chia sẻ. 

Chị quyết định vay thêm 100 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long, lãi suất trong 3 năm với hy vọng mỗi năm trả 30 triệu đồng. Thế nhưng, chị Quyên vẫn lo ngại khi hầu hết nhiều người nông dân ở nơi đây vẫn chưa tiếp cận mô hình này mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm và tự phát, khi dịch bệnh đến sẽ lây “nhiễm” diện rộng sang cả vùng. 

“Cứu cánh cho nông dân trồng cam chính là vốn vay ngân hàng Agribank vì nguồn vốn đầu tư lớn và được sự hỗ trợ hạ lãi suất cho vay dài hạn, sự phối hợp đồng loạt của người dân trong việc phun thuốc trừ sâu, học khoa học kỹ thuật, công nghệ. Bởi bao người trồng cam phải điêu đứng, có người phá sản vì nợ vay ngân hàng để trồng mới vườn cam, đến nay không khả năng chi trả,” chị Quyên thành thật.

Bên cạnh đó, hiện nay, sau khi trồng ổi có tác dụng triệt tiêu được bệnh vàng lá, vườn cam của chị cũng được thí điểm mô hình IPM (quản lý dịch bệnh, khôi phục vườn cam sành bị bệnh vàng lá) của chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật hợp tác với Viện Cây ăn quả miền Nam và tổ chức JIRCAS của Nhật Bản. Các mô hình IPM trên cây cam sành phát triển tốt đang mở ra hướng khôi phục lại vùng chuyên canh cam sành Tam Bình.

Đề cập đến việc cam sành Tâm Bình hiện nay chưa được hỗ trợ của Nhà nước khi dịch bệnh xảy ra, chị Quyên cho rằng cây cam cũng cần được hỗ trợ và đối xử công bằng giống như các loại cây trồng vật nuôi khác vì loại cây này đầu tư vốn lớn, thời gian thu hoạch kéo dài.

Theo ông Nguyễn Văn Thả, Trưởng phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tam Bình (Vĩnh Long), dịch bệnh xuất hiện thường xuyên nên diện tích giảm xuống. Những hộ có khả năng vốn, năng lực, kinh nghiệm thì trồng hiệu quả. Một số hộ trồng cam nhỏ lẻ khi có dịch bệnh sẽ lây nhiễm ảnh hưởng đến sản lượng của cả vùng.

Nhằm khắc phục thực trạng này, ông Thả tiết lộ, huyện cũng đã áp dụng làm mô hình trồng cam xen ổi để tránh nhiễm bệnh, thành lập các tổ, hội nông dân hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trồng cây…hỗ trợ nhà vườn khôi phục diện tích./
 
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long, trên toàn địa phương hiện có 7.500 ha cây cam sành. Chỉ tính riêng huyện Tam Bình, cây cam sành được trồng với diện tích hơn 3.000 ha.

Minh Thúy - Việt Hùng
Theo Vietnam+
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 39696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011864

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71239179