07:22 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân tố điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi vùng biển ngang Thạch Kim

Thứ bảy - 05/01/2013 10:43
Là một trong 39 mô hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới được tuyên dương khen thưởng tại Hội nghị sơ kết 2 năm ở tỉnh vừa qua, Bà Phạm Thị Nhơn - Chủ nhiệm HTX chế biến thủy hải sản Thiên Phú, xã Thạch Kim gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều người ở sự táo bạo, năng động và giỏi giang của mình.
Sinh năm 1957, đã ở vào độ tuổi chỉ thích thú điền viên quây quần bên gia đình, con cháu để hưởng an nhàn, nhưng với bà Phạm Thị Nhơn ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà người ta luôn thấy sự năng động, chịu thương chịu khó. Ngay từ đầu năm 2010, Bà cùng với gia đình đã gây dưng cơ sở cấp đông Phước Long lớn nhất của xã Thạch Kim, quy mô 7 kho đông với sức chứa 500 tấn thủy sản các loại . Không dừng lại ở đó, năm 2010, bằng sự năng động và sáng tạo, Bà Nhơn quyết định thành lập HTX Thiên Phú để thu mua hàng thủy hải sản và chế biến bột cá.

Tâm sự với chúng tôi, Bà Nhơn cho biết: Xuất phát từ hộ nông dân nghèo, chồng là bộ đội phục viên trở về, sức khỏe không còn khả năng lao động, tôi phải chạy vạy từng bữa ăn cho gia đình. Không cam phận với cái đói, cái nghèo đeo bám, tôi bàn với chồng vay vốn kinh doanh hàng hải sản quy mô nhỏ, lấy ngắn nuôi dài. Nhờ sự thông minh, nhanh nhạy của chồng trong hoạch toán kinh tế, nên việc kinh doanh của gia đình ngày càng ổn định và phát triển. Từ những đồng vốn tích lũy và vay mượn, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư dây chuyền chế biến hải sản (chế biến từ cá tươi thành cá bột). Bởi từ trước đến nay, Cảng Cửa Sót là đầu mối thu hút rất nhiều tàu thuyền trong và ngoài tỉnh về mua bán nên nguồn cung cấp nguyên liệu rất lớn. Riêng Thạch Kim cũng đã có 128 tàu chuyên đánh bắt khai thác trên biển với sản lượng tương đối lớn. Việc ra đời Nhà máy chế biến xay bột cá sẽ giúp giải quyết hết nguồn hàng tránh tình trạng tồn đọng, trượt giá do không thể gia công kịp nên bị ươn, hỏng. Hơn nữa trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh (Quyết định 24, 26), huyện (Quyết định 660)…là nguồn động viên cổ vũ để gia đình chúng tôi mạnh dạn đầu tư .
 
 

Đ/c Võ Kim Cự - Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra cơ sở chế biến bột cá
 
Với tổng vốn đầu tư trên 15 tỉ đồng, dây chuyền chế biến bột cá hiện đại, khép kín với công suất tối đa 100 tấn cá tươi /1 ngày (tạo ra 30 tấn cá bột khô/1 ngày đêm), gồm hệ thống  trạm cân điện tử, máy sấy, máy xay nghiền, làm mát, dây chuyền đóng bao bì…. Ngoài ra còn có thêm 3 kho cấp đông rộng 300 m2 có thể chứa khoảng 35 tấn nguyên liệu. Để tạo nguồn hàng và đầu ra ổn định, Bà Nhơn đã mạnh dạn mở rộng mối liên kết với Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc, Công ty TNHH Khải Hoàn ở Cà Mau và 1 số công ty của các tỉnh lân cận để tìm kiếm thị trường. Mô hình chế biến bột cá ra đời không chỉ giải quyết  nguồn hàng thủy hải sản dư thừa tại điạ bàn mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hơn 30 lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/ tháng.

Cùng đi tham quan với chúng tôi, ông Phan Văn Nhàn – PCT UBND huyện Lộc Hà, Chánh Văn phòng Điều phối NTM huyện Lộc Hà cho biết: Mặc dù còn gặp không ít khó khăn trong điều kiện huyện mới vừa thành lập nhưng thời gian qua, huyện Lộc Hà đã luôn bám sát các chủ trương chính sách của TW, của tỉnh để tạo bước phát triển ổn định. Hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện XD NTM đã thực sự góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Sự “thay da, đổi thịt” tại quê biển Lộc Hà hôm nay đều mang dấu ấn của những người nông dân biết vượt khó vươn lên làm giàu. Nhiều mô hình đã trở thành nhân tố điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương đổi mới. Nhà máy chế biến bột cá Thiên Phú do Bà Phạm Thị Nhơn sáng lập và điều hành ở Cảng cá Cửa Sót Thạch Kim là 1 trong 37 nhân tố điển hình trong phong traò xây dựng nông thôn mới của huyện.

Không chỉ là người có đầu óc thông minh, năng động trong làm ăn, sản xuất kinh doanh giỏi, Bà Nhơn còn được biết đến là 1 nhà hảo tâm luôn đi đầu trong phong trào làm việc thiện tại Thạch Kim. Được biết trong 2 năm trở lại đây, ngoài đóng góp bằng hiện vật như xi măng, gạo, gia đình bà đã trích hơn 290 triệu đồng tiền mặt để ủng hộ cho các hoạt động vì người nghèo, xây nhà tình thương, trường mầm non xã, làm đường thôn Long Hải, xây dựng chừa Kim Quang, tu bổ chùa Xuân Đài… Với những gì đã làm được, Bà Phạm thị Nhơn đã thực sự trở thành 1 tấm gương, 1 nhân tố điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương đổi mới ở vùng biển ngang Thạch Kim của huyện Lộc Hà                                            
 
 
Bài, ảnh: Trâm anh
Đài PTTH  huyện Lộc Hà 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235


Hôm nayHôm nay : 32856

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1233313

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72916022