21:06 EDT Thứ bảy, 17/08/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những cơ hội mới cho làng nghề

Thứ năm - 04/10/2012 04:48
Được tổ chức long trọng tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Nam Định dưới sự chủ trì của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, "Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2012" đã tạo nên một tuần lễ tràn ngập không gian sắc màu và đem lại cho khách tham quan nhiều ấn tượng tốt đẹp về các làng nghề thủ công truyền thống và những nghệ nhân, thợ giỏi trong cả nước. Hội chợ triển lãm này là một trong những hoạt động thuộc Chương trình "Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012".

 

 
Gian hàng nón lá làng Đào Khê - Nam Định.
Với khoảng 350 gian hàng, đối tượng tham gia chính của Hội chợ là các tổ chức, cá nhân ở làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước. Ngoài mục đích tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công, đây còn là sự kết hợp phát triển du lịch, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm làng nghề, nâng cao thu nhập cho nghệ nhân và người dân... Thông qua Hội chợ lần này, các làng nghề có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu đối tác, quảng bá hình ảnh làng nghề, sản phẩm để mở rộng thị trường và liên kết đầu tư, sản xuất kinh doanh.

 

Trong đêm khai mạc, ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, đây là dịp để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mỗi làng nghề, các đơn vị có nhiều điều kiện để trao đổi về tay nghề. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, Hội chợ lần này chủ yếu dành "đất" trưng bày cho các làng nghề quảng bá thương hiệu, sản phẩm và được chia thành từng khu biệt lập như khu trưng bày các tác phẩm sắp đặt từ chất liệu làng nghề, khu trưng bày và bán sản phẩm theo nhóm ngành nghề, khu thao diễn tay nghề và giới thiệu không gian văn hóa làng nghề...

Trong chuỗi các hoạt động đồng hành, Hội thi hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là sự kiện thu hút được sự quan tâm lớn từ phía các đơn vị tham dự cũng như khách tham quan. Được chia thành 5 nhóm sản phẩm là gốm sứ; mây tre đan và lục bình; thêu ren và lụa thổ cẩm; gỗ, sơn mài và khảm trai; vàng, bạc, đồng, kim loại..., hội thi đã nhận được 310 sản phẩm đăng kí dự thi. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 16 giải chính thức và 218 sản phẩm tiêu biểu vào vòng chung khảo để trưng bày. Vẻ đẹp ấn tượng, độ tinh xảo và chất liệu độc đáo của các tác phẩm khiến người xem không khỏi thán phục về tinh thần sáng tạo, kĩ năng chế tác và lòng yêu nghề của các nghệ nhân trên khắp các làng nghề Việt Nam.

Những người nông dân Thái Nguyên mang theo loại chè đặc sản được chăm sóc, bảo quản cẩn thận. Bà con chuyên nghề dệt cói làng Ngọc Tỉnh, thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trưng bày những chiếc túi cói, làn cói độc đáo cùng những sản phẩm thêu móc để giới thiệu cùng bạn bè gần xa. Các làng nghề của Ninh Bình nổi bật với các mặt hàng bằng sứ đẹp mắt.

Gần đó là những lọ hoa được tạo bởi Nghệ thuật Tranh cát - nét đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, mang ý nghĩa đặc biệt bởi các sản phẩm này đều được làm từ tay những em nhỏ khuyết tật. Các nghệ nhân của TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk khoe tài trên những phiến đá thiên nhiên, chế tác hình dáng đá theo sở thích của mọi người, có thể được khai thác theo hình 12 con giáp. Và những phụ nữ Thái xứ Nghệ cũng góp phần với những chiếc khăn thổ cẩm chất liệu tơ tằm, hoa văn trang trí rực rỡ.

Có nhiều gian hàng được trưng bày khá bắt mắt như gian hàng mây tre đan của cơ sở sản xuất Việt Quang, thuộc làng nghề Phú Vinh (Chương Mỹ - Hà Nội). Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, chủ cơ sở tâm sự, suốt 9 năm qua, năm nào gia đình ông cũng tham dự hội chợ và nhiều lần đoạt giải cao trong Hội thi hàng thủ công mỹ nghệ. Ông nhận định, những hội chợ như thế này hết sức có ích cho các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề trên cả nước, bởi tính quảng bá của nó vô cùng rộng lớn và hiệu quả. Sản phẩm của gia đình ông từ khi đoạt giải ở các cuộc thi đã được rất nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng, mang lại công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho gia đình.

"Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2012" kết thúc vào tối 30-9, nhưng đối với các làng nghề, các nghệ nhân thợ giỏi của cả nước thì nó đã mở ra nhiều hướng kinh doanh, hợp tác mới. Nhiều cơ sở đã kí kết được những đơn hàng trị giá hàng trăm triệu đồng ngay trong những ngày diễn ra hội chợ, tạo cho người dân các làng nghề thêm vững tin vào hướng đi bền vững của các sản phẩm do mình tạo ra.

Ngân An
Theo bienphong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 523

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 521


Hôm nayHôm nay : 55508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1048283

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66559569