03:47 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những dấu ấn của Chương trình 02: Thêm nhiều bông hoa đẹp

Thứ ba - 11/12/2012 02:34
Mặc dù phải tập trung thực hiện nhiều việc lớn của thành phố, nhưng các huyện, thị xã của Hà Nội vẫn tích cực phối hợp với các sở, ngành chức năng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM), phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM ở 19 xã điểm trong năm 2012. Đặc biệt, các địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Mô hình trồng hoa theo hướng công nghệ cao đang được nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội áp dụng.

Theo nhận định của lãnh đạo huyện Đan Phượng, bí quyết thành công trong tiến trình XDNTM của huyện chính là dựa vào sức dân, lấy dân làm trung tâm, tuyên truyền cho dân hiểu mục đích, ý nghĩa của XDNTM là nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp.

Cũng bởi thế, việc triển khai xây dựng các công trình hạ tầng, công trình dân sinh được vận dụng theo đúng tinh thần, mục đích, tiêu chí XDNTM là vì dân, của dân nên được người dân hưởng ứng nhiệt tình và tham gia bằng cách góp công, góp của. UBND huyện đã có quyết định phê duyệt cho 15 xã nâng cấp, làm mới 750 tuyến đường xóm, ngõ với tổng chiều dài 74.067m. Trong đó, đã giao 4.000 tấn xi măng, 4.300m3 cát, 7.000m3 đá, sỏi; khối lượng cát đen, gạch, sắt làm tấm đan và ngày công do nhân dân ứng trước.

Việc nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác và xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cũng được chính quyền huyện Đan Phượng xác định là nhiệm vụ quan trọng. Theo đó, trong năm 2012, các xã, thị trấn của huyện đã đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi với tổng diện tích 306,38ha. Đến nay, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao như trồng hoa, rau an toàn… ở các xã Đồng Tháp, Thọ Xuân, Song Phượng; khoai tây vụ đông tại Đồng Tháp, Đan Phượng… Hay dự án trồng bưởi Diễn ở các xã Đồng Tháp, Thọ An, Trung Châu, Liên Hồng, Phương Đình, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ với tổng diện tích 339,3ha; dự án trồng hoa ở xã Tân Lập với diện tích 30,8ha và dự án trồng rau an toàn ở 10 xã với diện tích 55,3ha…

Đến nay, 15/15 xã trong huyện Đan Phượng đã cơ bản hoàn thành quy hoạch và được phê duyệt đề án NTM. Đã có 2 xã Song Phượng và Liên Trung đạt 14 - 18 tiêu chí; 7 xã đạt và cơ bản đạt 10 -13 tiêu chí là Đan Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình, Tân Hội, Liên Hồng, Liên Hà, Thọ An; 6 xã còn lại đạt và cơ bản đạt dưới 10 tiêu chí nằm trong nhóm xã sẽ triển khai mạnh vào giai đoạn 2013 - 2016.

 

Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, năm 2012, huyện đầu tư gần 16 tỷ đồng lập quy hoạch và xây dựng đề án XDNTM cho 100% số xã (30 xã) trên địa bàn. Đến thời điểm này, xã điểm Thụy Hương đã đạt 18/19 tiêu chí, còn tiêu chí chưa hoàn thành là cơ cấu lao động. Về dồn điền đổi thửa, Chương Mỹ phấn đấu hết năm 2012 dồn đổi khoảng 6.000ha, đạt 60% diện tích đất nông nghiệp và cơ bản hoàn thành trong năm 2013 với tổng diện tích 10.000ha. Đến nay, UBND huyện đã phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa của 13 xã. Có 19 xã đã ra quân làm thủy lợi nội đồng; 13 xã đang thực hiện bước 5 là giao ruộng trên sơ đồ; 17 xã đang thực hiện bước 4 và 1 xã đang thực hiện bước 3…

Năm 2013, Chương Mỹ phấn đấu có 10 xã đạt 10 tiêu chí trở lên; tích cực chuyển đổi các dự án có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, ớt xuất khẩu, rau an toàn, trồng cam, bưởi Diễn…, phấn đấu đưa giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 120 triệu đồng/ha/năm trở lên.

 

Ban chỉ đạo XDNTM huyện Phú Xuyên cho biết, 2 nội dung đột phá trong XDNTM của huyện là chỉ đạo thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp và chỉ đạo các xã xây dựng quy ước NTM thay cho quy ước làng văn hóa. Theo đó, UBND huyện đã xây dựng Đề án cơ giới hóa nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2015; 100% số làng, cụm dân cư trong huyện đã được UBND huyện phê duyệt quy ước NTM.

Đến nay, huyện đã phê duyệt Đề án XDNTM giai đoạn 2011 – 2020 và ra quyết định phê duyệt đề án của 26/26 xã; bê-tông hóa 27,3km đường trục xã, 63,4km đường thôn, xóm, 21km đường nội đồng. Đặc biệt, trong công tác dồn điền đổi thửa, Ban chỉ đạo huyện thực hiện giao ban 2 tuần/lần, chỉ đạo tổ công tác giúp việc kiểm tra đôn đốc các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức để cán bộ, nhân dân các xã, thị trấn trong huyện nhận thức sâu sắc lợi ích của việc dồn điền đổi thửa, tạo sự chuyển biến tích cực. UBND huyện đã phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa cho 7 xã (25 thôn); diện tích phê duyệt là 1.437ha, với 6.290 hộ; số thửa sau dồn đổi là 12.580 thửa…

Đến nay, Phú Xuyên đã có 1 xã đạt 15/19 tiêu chí (Đại Thắng); 4 xã đạt từ 9 - 11 tiêu chí (Hồng Minh, Sơn Hà, Phượng Dực, Văn Nhân); 13 xã đạt 7 - 8 tiêu chí (Tri Thủy, Quang Lãng, Đại Xuyên, Hồng Thái, Tri Trung, Văn Hoàng, Nam Triều, Phú Túc, Châu Can, Vân Từ, Tân Dân, Bạch Hạ, Chuyên Mỹ), các xã còn lại đạt từ 4 - 6 tiêu chí.

 

Tại huyện Phúc Tho, công tác XDNTM cũng đạt được những kết quả bước đầu. Đến nay, 21/22 xã đã có quyết định phê duyệt quy hoạch NTM, 11/22 xã đã có quyết định phê duyệt Đề án XDNTM. Sau gần 2 năm chỉ đạo xã điểm Võng Xuyên và 10 xã XDNTM giai đoạn 2010 - 2015 đã có 1 xã (Võng Xuyên) đạt và cơ bản đạt 16 tiêu chí, 6 xã đạt và cơ bản đạt 10 - 13 tiêu chí, 4 xã đạt và cơ bản đạt 7 - 9 tiêu chí. Nhờ đó, đời sống đại bộ phận nông dân được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm.

Trong năm 2013, Phúc Thọ tập trung phát triển nông nghiệp, phát triển chăn nuôi quy mô trang trại; hoàn thành công tác nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất; chỉ đạo các xã XDNTM hoàn thành việc lập, phê duyệt các dự án thành phần theo đề án; chỉ đạo các xã còn lại tổ chức xây dựng tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện và cơ sở vật chất trường học theo Nghị quyết 80/2010/NQ-HĐND huyện khóa XVII ngày 30/9/2010…

Sau 2 năm thực hiện Chương trình XDNTM, 20/20 xã trên địa bàn huyện Gia Lâm đã hoàn thành đề án quy hoạch NTM (đạt 100%). Theo báo cáo của UBND huyện, sẽ hoàn thành chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí XDNTM theo kế hoạch UBND thành phố giao bổ sung năm 2012. Cụ thể, có 3 xã đạt 14 - 18 tiêu chí; xã điểm Đa Tốn cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, trong đó đạt 15 tiêu chí; 11 xã đạt từ 10 - 13 tiêu chí.

Tính đến nay, toàn huyện Thanh Trì đã đạt 10/19 tiêu chí NTM, còn 9 tiêu chí chưa đạt. Huyện cũng đã hoàn thành phê duyệt Đề án XDNTM của 12/15 xã; hoàn thành quy hoạch NTM hai xã Đại Áng và Đông Mỹ, các xã còn lại dự kiến phê duyệt trong quý I/2013. Trong năm 2012, huyện phân bổ hơn 296 tỷ đồng phục vụ XDNTM, thực hiện 121 dự án, chủ yếu là các dự án về hạ tầng. Huyện phấn đấu trong năm 2012 có hai xã đạt chuẩn NTM.

 

Năm 2012, huyện Ba Vì chỉ đạo 100% số xã triển khai XDNTM và hoàn thành tiêu chí quy hoạch theo đúng tiến độ chỉ đạo của thành phố. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, đối với hệ thống giao thông, kinh phí thực hiện cần 2.063.487 tỷ đồng là rất cao, yêu cầu huyện rà soát lại quy mô đầu tư để đạt tiêu chí giao thông nông thôn. Về thủy lợi, trên cơ sở quy hoạch thủy lợi của thành phố, huyện cần xem xét sự cần thiết, quy mô đầu tư, cải tạo, nâng cấp và dự toán kinh phí bảo đảm khả thi, phù hợp với thực tế của địa phương...

Được biết, Ban chỉ đạo XDNTM TP. Hà Nội vừa cho ý kiến vào Đề án XDNTM huyện Ba Vì giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030. Đề án XDNTM của huyện đã bám sát bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, phấn đấu đến năm 2015 có 47% số xã đạt chuẩn NTM.

Trong quá trình triển khai XDNTM, các huyện, thị xã gặp phải không ít khó khăn do thiếu kinh phí phục vụ dồn điền đổi thửa, xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng… Việc đấu giá đất xen kẹt có nhiều vướng mắc về quy trình, thủ tục, cơ chế, chính sách, thị trường. Việc thực hiện các chính sách thí điểm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn theo Quyết định 16 của UBND thành phố còn gặp một số khó khăn...

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong XDNTM, ông Nguyễn Công Soái, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02 đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tập trung tham mưu, đề xuất giải quyết những vướng mắc về vốn. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc và các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất giải quyết những vướng mắc trong xử lý, đấu giá đất xen kẹt.

Các huyện, thị xã tiến hành đánh giá công nhận xã đạt chuẩn NTM, đồng thời qua sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về công tác chỉ đạo xây dựng NTM để rút kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn thành phố. Riêng đối với 3 xã điểm NTM của thành phố là Song Phượng (Đan Phượng), Mai Đình (Sóc Sơn) và Đại Áng (Thanh Trì), ông Soái giao Tổ thẩm định của thành phố thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu bổ sung thêm nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ 3 xã hoàn thành 19 tiêu chí.

 

Trâm Anh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thực hiện

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 256


Hôm nayHôm nay : 55293

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1113594

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71340909