14:22 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những mô hình sản xuất bền vững dưới tán rừng

Thứ sáu - 09/11/2012 23:06
Trước tình hình khí hậu diễn biến thất thường, triều cường dâng, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã tìm ra những mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả, bền vững và khuyến cáo nông dân áp dụng. Mô hình tôm - lúa và tôm - cua - rừng là hai ví dụ điển hình.

Nhiều hộ dân áp dụng mô hình tôm-cua-rừng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm - cua - cá dưới tán rừng, nhiều hộ đạt lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Trường ở ấp 12, xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình). Khi nhận 3ha rừng phòng hộ, anh đã áp dụng mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng. Mỗi năm, anh thả nuôi hai đợt tôm, cua.

Sau khi cải tạo khu nuôi và cho nước vào, anh Trường thả 100.000 con tôm sú và 50.000 con cua biển giống. Cứ 2 tháng anh lại thả một lứa tôm, cua gối đầu, lần thả sau giảm số tôm, cua giống xuống (còn 50.000 con tôm và 30.000 con cua giống). Sau 3 tháng nuôi, anh bắt đầu thu tỉa tôm, cua lớn để bán. Nhờ áp dụng phương pháp thu tỉa thả bù nên hầu như lúc nào gia đình anh cũng có thu nhập ổn định. Mỗi năm, trừ chi phí, anh Trường thu lãi trên 100 triệu đồng.

Nhờ bảo vệ tốt rừng phòng hộ nên tôm, cua sống dưới tán rừng ít bị dịch bệnh; đồng thời rừng đước ngày một phát triển. "Mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng đã giúp gia đình tôi và nhiều hộ dân vùng ven biển thoát nghèo, có cuộc sống ổn định", anh Trường nói.

Ông Nguyễn Văn Hiệp là 1 trong 4 người đầu tiên ở ấp Phước Ninh, xã Phước Long (huyện Phước Long) đưa cây lúa vào trồng trong vuông tôm. Hàng năm, ông thu hoạch 2 vụ tôm nuôi, thu lãi trên 200 triệu đồng; còn vụ lúa cũng cho lãi gần 100 triệu đồng.

Ông Trần Văn Ân, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Long cho biết: "Ở Phước Long, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên khá - giàu nhờ thực hiện mô hình lúa - tôm, lúa - tôm càng xanh… Các mô hình này mang tính ổn định, bền vững nên ngày càng có nhiều nông dân thực hiện".

Ở xã Hưng Thành (huyện Vĩnh Lợi), từ khi Nhà nước có chủ trương chuyện đổi sản xuất, khuyến cáo nông dân áp dụng mô hình lúa - tôm, đời sống của bà con ngày càng được cải thiện. Ông Nguyễn Văn Hiền ở ấp Hoàng Quân 2 là người đi đầu trong việc áp dụng mô hình này. Với 1,8ha đất chuyển đổi sang sản xuất lúa - tôm, nhiều năm liền ông Hiền trúng mùa, thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm.

Mô hình tôm - cua - rừng hay mô hình tôm - lúa là hai trong nhiều mô hình tiêu biểu được Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nông dân áp dụng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Bởi, những mô hình này đã tạo nên bước đột phá mới để người dân thay đổi tư duy, có phương thức sản xuất phù hợp trước những diễn biến khó lường của thiên nhiên.

Minh Đạt

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 502

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 500


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 667478

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70894793