20:53 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Hà Tĩnh vững bước đi lên

Thứ hai - 15/04/2013 05:18
Hà Tĩnh... Mảnh đất với “nắng lửa mưa chan” thì nông dân là những người chịu nhiều gian truân nhất. Nhưng cũng từ nổi vất vả đó đã kiến tạo nên bản chất kiên cường, anh dũng và cầu tiến. Với hơn 80% dân số sống ở vùng nông thôn, những người nông dân Hà Tĩnh bằng sự siêng năng cần cù của mình đã làm nên một bức tranh đa sắc màu về nông nghiệp, nông thôn, họ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo làm nên những phẩm chất mới của người nông dân Hà Tĩnh để vững bước đi lên cùng đất nước.
Nông dân Hà Tĩnh vững bước đi lên

Nông dân Hà Tĩnh vững bước đi lên

 
Trong điều kiện người dân còn nghèo, Hội nông dân Hà Tĩnh xác định tạo nguồn quỹ tại chỗ để hỗ trợ nông dân vay vốn là cần thiết để họ có cơ sở gây dựng tiền đề phát triển kinh tế. Từ 1,4 tỷ đồng nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhận ủy thác từ Trung Ương hội nông dân, hàng năm Hội nông dân tỉnh đều có sự lựa chọn, khảo sát thực tế từ cơ sở để phân bổ nguồn vốn. Sau khi phân bổ vốn, cán bộ hội nông dân tỉnh có sự định hướng để nông dân sử dụng có hiệu quả trên cơ sở phát huy tiềm năng của địa phương. Không dừng lại ở đó Hội nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội nông dân năng động trong xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân bằng các hình thức như vận động doanh nghiệp, đóng góp của hội viên, xây dựng tổ hội nông dân giúp nhau. Đến nay, 56 cơ sở hội có quỹ từ 30 đến 50 triệu đồng, đưa tổng số quỹ hỗ trợ nông dân của toàn tỉnh lên gần 13 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, Hội đã phối hợp với các tổ chức tín dụng để cung ứng vốn cho nông dân với tổng số dư nợ lên tới 2.187 tỷ đồng. Khi đã có nguồn vốn cho nông dân vay, các cấp hội đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Ông Trần Bồng – Thôn Long Sơn, xã Đức Long, huyện Đức Thọ nói: “Được hội nông dân hỗ trợ vốn chúng tôi rất phấn khởi, đã có điều kiện chăn nuôi tập trung hàng hóa nên đời sống nhanh chóng đi lên, thu nhập được cải thiện đáng kể, tăng từ 30 triệu đồng lên 70 triệu đồng so với chăn nuôi trước đây”
 
Có kiến thức lại được hỗ trợ vốn nên người nông dân đã thực hiện tốt các chính sách phát triển cây con chủ lực của tỉnh. Đến nay, nông dân ở các miền quê đã xây dựng được trên 1 ngàn mô hình chăn nuôi lợn sử dụng bể khí biôga. Qua đánh giá bước đầu cho thấy nguồn vốn vay đã phát huy hiệu quả trên nhiều vùng miền, nhiều lĩnh vực. Những mô hình như chăn nuôi hươu ở Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê; nuôi bò sinh sản, lợn, nhím kết hợp với trồng cây ăn quả ở Thạch Hà, Kỳ Anh, Vũ Quang, Can Lộc; mô hình cá – lúa – vịt, nuôi cá nước ngọt, chế biến thủy hải sản ở Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, trồng hoa cây cảnh, trồng rau an toàn ở thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh của các hộ nông dân là điều kiện căn bản hình thành nên các tổ hợp tác, hợp tác xã. Chính điều đó tạo nền tảng khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thường xuyên xảy ra dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường vốn tồn tại lâu năm tại các làng quê.
Đào tạo nghề cho nông dân là một yêu cầu cấp bách. Nhận thức sâu sắc điều đó, trong nhiệm kì qua, Hội nông dân tỉnh đã liên kết với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm của Trung ương hội nông dân Việt Nam, trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc bộ, Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh... tập huấn về khuyến nông và chuyển giao KHKT cho 1.459.598 lượt người, đào tạo nghề cho trên 7 ngàn người. Dù có ngành nghề mới nhưng vốn đã quen với chân lắm tay bùn, hạt lúa củ khoai nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm gặp khó khăn. Vì vậy, Hội nông dân cũng đã đứng ra làm khâu trung gian trong việc kết nối tiêu thụ nông sản an toàn cho các mô hình sản xuất. Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng nhiều nơi người nông dân đã biết tìm kiếm, mở rộng thị trường để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh như: làng mộc Thái Yên, đan lát ở Trường Sơn huyện Đức Thọ, nghề rèn ở Trung Lương thị xã Hồng Lĩnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi chăn nuôi phát triển mạnh, để hạn chế dịch bệnh, tổ chức hội nông dân đã đồng hành cùng bà con nhân dân trong việc định hướng lựa chọn con giống, tập huấn kỉ thuật. Chị Nguyễn Thị Huệ - Thôn Mỹ Dụng, Xã Cẩm Duệ nói: “ Khi được Hội nông dân đào tạo nghề đã khiến nông dân chúng tôi mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống chăn nuôi theo hình thức trang trại vừa xa địa bàn dân cư tránh ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lại có hiệu quả cao hơn”
 
Khi toàn tỉnh dồn sức thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM. Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội nên Hội nông dân đã chủ động vào cuộc, phát động hội viên cùng chung sức đồng lòng. Nhận thức được ý nghĩa lâu dài của công cuộc nên những nông dân ở các làng quê đã sẵn sàng hi sinh lợi ích trước mắt cho chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và cũng vì tương lai tốt đẹp hơn của nông thôn Việt Nam. Điều đó thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. 5 năm qua nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho việc xây dựng điện, đường, trường, trạm. Nhựa hóa, bê tông được 3.458 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa được 1.981 km kênh mương. Toàn tỉnh có trên 52 ngàn hộ dân hiến đất, trị giá 345 triệu đồng. Tiêu biểu trong phong trào này là nông dân ở các huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà. Vậy là nông dân Hà Tĩnh không chỉ ghi dấu ấn khi cần cù lao động sản xuất mà họ đã làm nên sức mạnh mới, biết chắt chiu, gom góp, cống hiến sức người, sức của để cùng với Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng bộ mặt nông thông khang trang đổi mới từng ngày.
 
 
Nhiều mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất 
 
Nhiệm vụ xuyên suốt và được các cấp hội nông dân tập trung thực hiện đó là phát động mạnh mẽ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi và là động lực cuốn hút hàng vạn hội viên nông dân hăng hái lao động. Với sự đi đầu của mình, nông dân đã làm nên các cuộc cách mạng về chuyển đổi ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và tiếp cận nhanh với các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, thực hiện chuyển đổi mùa vụ, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhiều mô ình thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Mỗi năm đã có trên 67 ngàn hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Phát huy tinh thần tương thân tương ái giúp nhau xóa đói giảm nghèo, trong 5 năm qua các cấp hội đã huy động được gần 250 ngàn ngày công, trên hàng chục tỷ đồng giúp hội viên nghèo vươn lên, từ đó góp phầ giảm tỉ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh, mỗi năm từ  3 đến 4%. Đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo đã khai thác tốt hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, hình thành nên nhiều chủ trang trại, gia trại, nhiều chủ doanh nghiệp, các làng nghề, các tổ hợp kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 19,5 triệu đồng/người/năm, tăng gần 2 lần so với năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,4%. 5 năm tới cũng là thời kỳ tập trung để nâng cao vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân. Vì vậy việc chúng ta đã xác định được định hướng chung cho bước đường sắp tới là điều hết sức quan trọng để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân.
 
Trong thời đại mới, với những thời cơ, vận hội mới, Hội nông dân Hà Tĩnh sẽ nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ cán bộ Hội; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân tạo khối đoàn kết thống nhất sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức, vững bước đi lên cùng đất nước.
 
                                   Bài, ảnh:  Nguyễn Tâm
Đài PTTH Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hà tĩnh, nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 289

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 288


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1547611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74594582