00:20 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp sinh thái: Ruộng lúa, bờ hoa

Thứ ba - 11/09/2012 03:53
rong sản xuất trồng trọt đã xuất hiện nhiều mô hình "nông nghiệp sinh thái", hạn chế tối đa sử dụng phân bón, thuốc BVTV, cho nông sản sạch, hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường... NNVN khởi đăng chuyên đề "Nông nghiệp sinh thái" phản ánh một số mô hình được phổ biến và nhân rộng.

* Hướng mở cánh đồng lớn

Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” do tỉnh An Giang và Cty CP BVTV An Giang thực hiện thí điểm thành công theo chương trình hỗ trợ nông dân tỉnh Tà Keo (Campuchia)

Sau hơn 2 năm, từ mô hình ban đầu áp dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên ruộng lúa tiến tới mở rộng ra cánh đồng lớn, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã quen gọi cánh đồng sinh thái (CĐST) đi liền với hình ảnh “ruộng lúa, bờ hoa”.

Thoải mái khi ra đồng

Đó là cách thực hành canh tác cùng trồng lúa dưới ruộng và trồng hoa trên bờ mẫu. Hoa trên đồng ruộng sắc màu rực rỡ, hương thơm tỏa ngát dẫn dụ các loài ong, bướm và côn trùng. Những loài thiên địch có ích sẽ giúp cân bằng sinh thái đồng ruộng, giảm mật số sâu bệnh trên ruộng lúa...

Theo Trung tâm BVTV phía Nam, với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) năm 2010 khởi sự mô hình CNST ban đầu trên 60 ha lúa được 100 hộ nông dân tham gia thử nghiệm tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè (Tiền Giang). Tiếp theo sau đó nông dân đã nhận thấy lợi ích và hiệu quả, với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp các tỉnh đã mở rộng diện tích cách tác theo mô hình này.

Đến nay mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” phát động rộng ra thành CĐST và trở thành phong trào mạnh nhất ở hai tỉnh Tiền Giang, An Giang. Cùng với các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Long An…hiện có khoảng 4.000 nông dân áp dụng CNST trên diện tích 2.000 ha.

Tại TP Cần Thơ, từ vụ ĐX 2010-2011 Chi cục BVTV TP Cần Thơ đã triển khai ứng dụng mô hình trồng hoa trên bờ ruộng, áp dụng CNST kiến thiết ruộng đồng. Mô hình ban đầu trên 8 ha lúa ĐX tại ấp Tân Long A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền. Tiếp đến vụ HT 2011 triển khai 10 ha tại ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh. Đến vụ ĐX 2011-2012 và vụ HT 2012, tiếp tục hình thành 4 CNST với quy mô 29,6 ha tại 2 huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Cần Thơ cho rằng: Tùy điều kiện địa phương, thực hiện mô hình để chọn hoa và xác định thời gian trồng hoa nên chọn những loài hoa có màu sắc và hương thơm, nhiều mật và phấn hoa. Chọn hoa dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ra hoa nhiều quanh năm. Một số hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ như xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, sao nhái, trâm ổi… hay cây mè, đậu bắp, đậu xanh cũng có thể trồng.

Ở huyện Phong Điền là vùng có tập quán trồng hoa bán Tết nên lượng hoa đem ra bờ ruộng rất nhiều và kết hợp trồng thêm các loài hoa cúc, hoa vạn thọ và hoa hướng dương. Bên cạnh đó, mô hình còn áp dụng các phương pháp "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm"; áp dụng biện pháp gieo sạ tập trung “né rầy” và hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, sớm bảo tồn thiên địch. Song song đó, quá trình thực hiện, cán bộ BVTV còn hướng dẫn nông dân cách nhân nuôi nấm Ometar phun trừ rầy nâu.

Qua thực hiện ruộng lúa có trồng hoa dọc theo bờ ruộng tại xã Trung An, huyện Cờ Đỏ và thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh nhận thấy chỉ sử dụng duy nhất 1 lần thuốc trừ sâu. Quanh bờ ruộng có nhiều hoa với màu sắc đẹp rực rỡ, tạo thêm mỹ quan cho đồng ruộng, nông dân phấn khởi, thoải mái khi ra đồng. Nhưng mặt thuyết phục chính là hiệu quả kinh tế.

Qua so sánh đối chiếu giữa ruộng mô hình, nông dân ấp Tân Long A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền và ruộng đối chứng bên ngoài, ngoại trừ chi phí trồng hoa tăng thêm 100.000 đ/ha, còn lại lúa giống sử dụng 150 kg/ha, giảm 50 kg/ha (so ruộng đối chứng); sử dụng phân bón urê chỉ 85 kg/ha, giảm 25 kg; phun thuốc trừ sâu 5 lần, giảm 3 lần… nhờ đó chi phí giống, phân, thuốc BVTV… giảm tổng chi phí hơn 1,6 triệu đồng. Trong khi năng suất tăng, lợi nhuận tăng thêm hơn 4 triệu đ/ha.

Chi phí giảm, năng suất tăng

 

"Có thể hình dung mai kia đồng lúa canh tác theo CNST sẽ đẹp hơn với đường hoa đủ sắc màu. Không còn mùi thuốc trừ sâu mà ngào ngạt hương thơm, trả lại môi trường một bầu không khí trong lành. Để CĐST duy trì bền vững cần tạo dựng trên nền tảng nông dân biết thực hiện gieo sạ đồng loạt né rầy, áp dụng biện pháp "3 giảm 3 tăng". Khi nông dân đồng thuận làm ăn tập thể hiệu quả sẽ càng thấy rõ", PGS. TS Nguyễn Văn Huỳnh nhấn mạnh.
Theo nhóm cán bộ thực hiện mô hình, mặt lợi ích nổi bật qua áp dụng CNST trước tiên là giúp nông dân có ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ cũng như nhận thức trong việc làm ra sản phẩm sạch phục vụ cộng đồng người tiêu dùng. Về mặt hiệu quả canh tác lúa sinh thái sẽ giúp nông dân giảm chi phí hơn 1-3 triệu đ/ha/vụ. Nếu tính trên 2.000 ha lúa đang canh tác số tiền tiết kiệm chi phí sẽ nhân lên rất nhiều.

Tham gia thực hiện mô hình ngay từ đầu đến nay, PGS. TS Nguyễn Văn Huỳnh, Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng - Trường ĐH Cần Thơ nhận định: Mô hình CNST trên ruộng lúa hiện có 3 nước (Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam) thực hiện, kiểm chứng qua dịch rầy nâu bùng phát cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tại Việt Nam mô hình thành công lớn là nhờ đưa ra được cộng đồng.

Nông dân một số tỉnh ĐBSCL hưởng ứng, thích thú mua hạt giống hoa về trồng, kiến thiết lại ruộng đồng. Điều càng có ý nghĩa hơn là qua mô hình, họ hiểu và nhận biết được các loài thiên địch có ích. Nhờ có thiên địch, nông dân giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Sắp tới một số địa phương cho biết hướng sẽ nhân rộng từ mô hình mở rộng thành CĐST.

Điều này phù hợp và thuận lợi khi triển khai cánh đồng mẫu lớn mà tỉnh An Giang đang thực hiện. Dễ thuyết phục nông dân cùng làm ăn tập thể, đồng ruộng kênh mương được thiết kế lại, đường nông thôn có xe ô tô ra vào, có bờ đê mặt ruộng rộng để trồng hoa

Hữu Đức
Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219


Hôm nayHôm nay : 20248

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 884272

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72566981