14:28 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi chim bồ câu Hà Lan sinh lợi

Thứ ba - 27/11/2012 03:00
Sau khi tìm hiểu ở nhiều nơi, biết chim bồ câu nuôi rất đơn giản, không đòi hỏi đầu tư nhiều, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, đem lại thu nhập cao, nên anh Nguyễn Văn Diễn (sinh năm 1969), ở ấp Giồng Cả - xã An Đức (Ba Tri) mạnh dạn đầu tư nuôi loài vật này và đã mang lại hiệu quả.
 
Bồ câu ra sân phơi nắng.

Bồ câu ra sân phơi nắng.

Do vốn ít nên đầu năm 2012, anh Diễn chỉ mua 80 cặp bồ câu, sinh sản giống Hà Lan nuôi theo phương pháp nhốt chuồng (với giá 220.000 đồng/cặp). Sau thời gian chăm sóc, nhân giống, đến nay, anh có 100 cặp bồ câu sinh sản.

Bồ câu nuôi ít bị dịch bệnh. Nuôi bồ câu người nông dân không tốn nhiều thời gian. Mỗi ngày, anh Diễn chỉ cần bỏ ra 15 phút vào sáng sớm để cho bồ câu ăn. Thức ăn cho bồ câu là lúa, gạo lứt, thức ăn công nghiệp, trong đó lúa, gạo lứt là nông sản sẵn có của gia đình.

Chuồng nuôi bồ câu được làm rất đơn giản. Trên diện tích 100m2, anh chia một nửa làm chuồng, phần còn lại làm sân, tạo không gian tự nhiên cho bồ câu phơi nắng. Chuồng được lợp mái bằng tole, xung quanh dừng ván gỗ cho bồ câu tránh nắng, trú mưa; bên trong làm nhiều ổ để bồ câu đẻ trứng. Xung quanh chuồng và sân có lưới bao bọc, không cho bồ câu thoát ra ngoài, dưới nền xây tường cao khoảng 30cm để các loại động vật bò sát không thể vào ăn trứng, thịt bồ câu con. Anh Diễn chia sẻ kinh nghiệm: “Để giúp cho bồ câu phát triển tốt, nhất là bồ câu mới sinh sản, phải 3 tháng cho uống thuốc xổ lãi một lần, nửa tháng cho uống vitamin becomlet để bổ sung, trao đổi chất trong cơ thể bồ câu tốt hơn. Đặc biệt, vào sáng sớm, cho bồ câu ăn cơm nguội. Vì đây là thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nên sau khi ăn, bồ câu mẹ sẽ nhanh chóng mớm mồi cho bồ câu con, không phải đợi một thời gian sau như các thức ăn cứng (lúa, gạo lứt)”.

Bồ câu sau 4 tháng nuôi bắt đầu sinh sản. Bình quân, mỗi cặp một năm sinh sản 10 đợt. Mỗi đợt đẻ 2 trứng. Trứng bồ câu ấp 14 ngày sẽ ra ràng, mỗi cặp bán với giá 67.000 đồng, bồ câu giống sau 25 ngày phát triển, đến thời điểm biết ăn, có giá 120.000 đồng/cặp, bồ câu đến lúc sinh sản có giá 250.000 - 300.000 đồng/cặp. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên bồ câu của anh Diễn không bị hao hụt, phát triển và sinh sản tốt. Từ khi nuôi đến nay, bình quân mỗi tháng anh bán 80 cặp bồ câu ra ràng, trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y còn lãi trên 4 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Giác, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Đức cho biết, anh Nguyễn Văn Diễn là người đầu tiên ở An Đức đã mạnh dạn đầu tư nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả. Mô hình này rất thích hợp cho nhiều bà con ở đây. Sắp tới, Hội sẽ tổ chức cho nông dân tham quan mô hình này để nhân rộng, đầu phát triển kinh tế gia đình”.

 
Theo baodongkhoi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 955225

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72637934