09:29 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi thử nghiệm thành công cá chạch đồng

Thứ tư - 21/11/2012 23:05
Cá chạch đồng (còn gọi là cá chạch bùn, “sâm đất”) có vị thơm ngon, nhiều đạm, ít mỡ, là mặt hàng xuất khẩu được nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản,... ưa chuộng.

Kiểm tra sự phát triển của chạch.

Ở nước ta, chạch bùn phân bố tự nhiên ở miền Bắc và miền Trung. Sản lượng chạch bùn chủ yếu khai thác tự nhiên nhưng số lượng không lớn và ngày càng ít đi.

Đầu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Nam Định triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá chạch bùn với mật độ 30 -50 con/m2. Đến nay, mô hình cho kết quả khả quan, chạch phát triển tốt, tỷ lệ sống cao và phù hợp với điều kiện địa phương.

Từ thực tế sản xuất thấy, có thể nuôi chạch ở trong ao, ruộng nhưng mực nước không quá 40cm; trong ao phải có mương hố sâu 50-60cm để chạch trú ẩn. Khi nuôi trong ruộng, đáy bùn phải sạch, trên ruộng cần bón phân chuồng ủ hoai mục trước khi cấy lúa để tạo thức ăn tự nhiên cho chạch. Đối với nuôi trong ao, cần thả thêm bèo tây để chạch có chỗ trú ẩn và giữ môi trường nước luôn sạch. Môi trường bùn đáy, nước đáy ao ô nhiễm, nhiều mùn bã hữu cơ không thích hợp với việc nuôi cá chạch bùn.

Chạch có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 15-30 độ C, thích hợp nhất 25-27 độ C. Cỡ thương phẩm từ 25-30g/con, dài 13-15cm; con to nhất có thể đạt 100g/con, dài 20cm.

Giống chạch bùn hoàn toàn dựa vào tự nhiên, khi mua cần lưu ý chọn loại được khai thác bằng đơm đó, chũm; không mua giống đánh bắt bằng điện. Giống phải đồng đều, bình quân 4-6cm/con, không xây xát, mất nhớt; mật độ thả 30-50con/m2.

Chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính (động vật đáy, phù du); khi lớn ăn thực vật là chủ yếu. Ngoài ra nuôi chạch còn có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác như: khô đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay. Cho chạch ăn lượng thức ăn bằng 5-8% trọng lượng thân và cho ăn chủ yếu vào chiều tối. Ngoài ra, có thể nuôi cua kết hợp với chạch bùn nếu được cung cấp đủ thức ăn.

Thời gian tới, Trung tâm KNKN Nam Định tiếp tục xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm chạch bùn để hoàn thiện xây dựng quy trình kỹ thuật, từ đó đưa vào áp dụng phổ biến trên địa bàn; đồng thời phối hợp với các đơn vị nghiên cứu sinh sản nhân tạo chạch bùn, nhằm chủ động nguồn giống và phát triển nghề nuôi đối tượng mới này.

P.V

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 137


Hôm nayHôm nay : 39738

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 946229

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72628938