Trước đây kinh tế gia đình ông Kế rất khó khăn, thu nhập chủ yếu nhờ vào làm nông. Không cam chịu cảnh nghèo khó, ông bàn với vợ phải thay đổi cách làm ăn để đổi đời và lo cho con cái.
Sau khi tham quan, tìm hiểu một số mô hình kinh tế phát triển của bà con trong vùng, vợ chồng ông quyết định vay vốn để đầu tư phát triển mô hình nuôi xen ghép. Năm 2004, ông Kế dùng số vốn tích góp được và vay mượn thêm để đầu tư nuôi 3 hồ tôm, cua, cá, với diện tích 2ha.
Ông cẩn thận từ khâu nhỏ nhất, bởi cuộc sống của gia đình “đặt cược” vào đó. Ngày nào, ông cũng theo dõi từ cải tạo ao, thả giống đến chăm sóc, cho ăn, thu hoạch... đến “ăn ngủ, vui buồn cùng tôm, cua, cá”.
Với những kinh nghiệm tích lũy, cộng với sự chăm chỉ cần mẫn, cẩn thận đã giúp ông Kế thành công với mô hình nuôi xen ghép này, mỗi năm trừ chi phí thu lãi 80 triệu đồng.
Theo ông Kế, hình thức nuôi xen ghép tuy không mang lại lợi nhuận lớn như nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng độ rủi ro thấp, thu nhập thường xuyên, chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên như rong rêu, nên chi phí đầu tư không lớn.
Ông Kế cho hay: “Nhờ nuôi xen ghép có hiệu quả mà chúng tôi mới có kinh tế ổn định như ngày hôm nay, lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”. Không dừng lại ở đó, đầu năm 2014 ông được Hội ND tỉnh hỗ trợ 14 triệu đồng từ nguồn dự án xây dựng nông thôn mới để đầu tư nuôi cá đối.
Cá đối thích nghi được với nồng độ muối, dễ nuôi, từ kỹ thuật đến thức ăn đơn giản, chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí, hoặc những ao nuôi có nhiều rong, cá tạp tự nhiên thì không cần phải sử dụng thức ăn cho cá mà cá ăn những thức ăn tự nhiên trong ao hồ.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn