10:31 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ông giám đốc làm "bà đỡ" của nông dân

Thứ sáu - 21/06/2013 09:30
Với nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, ông Trần Viết Lượng- Giám đốc Doanh nghiệp Cao su Thanh Long (trụ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là một "bà đỡ" thực sự.

 

Bây giờ ông Lượng đã là chủ một doanh nghiệp trồng và chế biến mủ cao su lớn nhất ở huyện Bố Trạch với doanh thu gần 40 tỷ đồng mỗi năm, nhưng ít ai biết rằng, cơ ngơi tiền tỷ đó được vợ chồng ông dựng lên từ hai bàn tay trắng.

Ông Lượng kiểm tra sản phẩm tại nhà máy chế biến mủ cao su của mình.

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, ông Lượng kể: Vợ chồng ông là công nhân của Nông trường Cao su Việt Trung. Năm 1992, hai vợ chồng về hưu nhưng với đồng lương hưu ít ỏi không thể đủ trang trải cuộc sống trong khi cả 4 con đều đang tuổi ăn học. Vào thời điểm đó, Nhà nước đang có chính sách kêu gọi người dân khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Không đắn đó, vợ chồng ông nhận hơn 20ha đất trồng cao su tiểu điền. Để có tiền nuôi cao su, ông trồng xen dưa hấu, đậu, lạc… "Mình nghèo nên không thể có tiền để bỏ ra làm một lúc, phải lấy ngắn nuôi dài, đó là cách duy nhất để người tay trắng như mình theo đuổi được cây cao su"- ông Lượng tâm sự.

Năm 2000 những cây cao su đầu tiên bắt đầu cho mủ. Những năm tiếp, lần lượt 20ha cao su được đưa vào khai thác đã đem về cho ông mỗi năm trên 1 tỷ đồng… Nhưng thời điểm đó, việc tiêu thụ mủ cao su gặp rất nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào công ty cao su. Đầu năm 2003, ông quyết định đứng ra thành lập Doanh nghiệp Cao su Thanh Long làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cao su tiểu điền.

Doanh nghiệp của ông không chỉ tiêu thụ mủ cho người đang trồng cao su, mà nhiều ND bắt đầu lập trang trại trồng cao su thiếu vốn, kỹ thuật tìm đến ông Lượng đều được ông giúp đỡ, cho vay không lấy lãi nhiều năm liền để chăm sóc cây cao su.

Ông Lê Thanh Trúc, một hộ trồng cao su tiểu điền ở thị trấn Nông trường Việt Thrung tâm sự: "Gia đình tui ở tận xã Xuân Trạch xuống đây xin đất trồng cao su. Anh Lượng đã cho tôi vay vốn, giúp kỹ thuật, thậm chí "chạy" giấy tờ đất cho chúng tôi". "Gia đình tôi bán mủ cho ông Lượng gần 10 năm nay. Bán mủ cho ông ấy chúng tôi thu được tiền ngay, giá cả lại hợp lý nên rất yên tâm. Hơn nữa, khi cần việc lớn, đến gặp ông Lượng chúng tôi đều được ứng tiền trước"- ông Dương Tiến Hùng ở xã Tây Trạch tâm sự. Biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người, mỗi khi nhắc đến ông Lượng, nhiều người trìu mến gọi ông là giám đốc của ND...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 47297

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160339

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72843048