08:25 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển sản xuất – Chìa khóa thành công quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

Chủ nhật - 07/10/2012 12:17
Phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có những giải pháp, bước đi thích hợp từ việc lựa chọn và quy hoạch các sản phẩm đặc thù, vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cơ giới hóa, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, kèm theo công nghiệp chế biến, tạo cơ chế khuyến khích liên kết trong sản xuất
Vùng trồng rau màu ở phường Cộng Hoà (Quảng Yên)

Vùng trồng rau màu ở phường Cộng Hoà (Quảng Yên)

Ngày16/4/2009, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg về tiêu chí nông thôn mới. Theo đó, Bộ tiêu chí nông thôn mới được được phân thành 5 nhóm tiêu chí, 19 tiêu chí và 39 chỉ tiêu phản ánh về mọi mặt của đời sống xã hội ở nông thôn. Thực tế sau hơn 1 năm triển khai trên địa bàn tỉnh cho thấy nhóm tiêu chí tổ chức phát triển sản xuất là khó thực hiện, cần có thời gian dài và có ảnh hưởng quyết định cho sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. 
           Tổ chức sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh hiện nay tồn tại phổ biến dưới 3 dạng: 1) Kinh tế hộ gia đình, đặc điểm là nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất tự cấp tự túc là chính, có đan xen tiêu thụ lẻ, hộ nghèo, trình độ nhận thức thấp; 2) Trang trại, gia trại đã xuất hiện ở các lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy hải sản, trồng cây…, song hầu hết có quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; 3) Doanh nghiệp, hợp tác xã: đây là dạng tổ chức sản xuất mang tính bền vững cao, xuất hiện ở các hình thức nuôi trồng thủy hải sản công nghiệp, bán công nghiệp, quản canh; chế biến(sơ chế) và tiêu thụ sản phẩm với quy mô nhỏ.
Do là ngành đặc thù, chịu nhiều tác động khách quan, nên sản xuất nông nghiệp Quảng Ninh cũng gặp nhiều hạn chế như: 1) Thiên tai, dịch bệnh; 2) Sản xuất không gắn với thị trường, tình trạng được mùa rớt giá; 3) Sản xuất không theo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi nhu cầu về chất lượng ngày một tăng của xã hội; sản xuất còn mang nặng tính truyền thống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn thấp, không quan tâm đến chế biến làm tăng giá trị sản phẩm.
Hướng đi nào cho phát triển nông nghiệp, trong điều kiện trình độ nhận thức và điều kiện tự nhiên như tỉnh Quảng Ninh?. Trước thực tế đó, đòi hỏi phải có những giải pháp, bước đi thích hợp từ việc lựa chọn và quy hoạch các sản phẩm đặc thù, vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cơ giới hóa, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, kèm theo công nghiệp chế biến, tạo cơ chế khuyến khích liên kết trong sản xuất. Việc phân loại đối tượng tổ chức sản xuất để có những giải pháp, cách chỉ đạo, định hướng phù hợp, cụ thể như: Kinh tế hộ gia đình: Vận động chuyển tập quán canh tác tự cung tự cấp sang những sản phẩm có lợi, có giá trị kinh tế cao. Tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, giống, kỹ thuật để hộ có điều kiện mở rộng quy mô. Làm tốt công tác vận động dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; Kinh tế trang trại, gia trại: Tập huấn giới thiệu khoa học công nghệ, giống mới. Vận động thành lập các tổ hợp tác, tạo sản xuất tập trung có quy mô vừa, tạo các cơ chế khuyến khích liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn; Doanh nghiệp, hợp tác xã: Nhà nước cần lập quy hoạch các vùng chuyên canh. Tạo các cơ chế thu hút phát triển doanh nghiệp đầu tư vào các vùng sản xuất này theo hướng liên kết 4 nhà, trong đó doanh nghiệp là đầu tầu, nhà nông là vệ tinh tham gia một công đoạn trong khâu sản xuất, nhà khoa học cung cấp các ứng dụng mới, nhà nước tạo điều kiện bằng các cơ chế, chính sách thu hút.
Với mục tiêu cốt lõi của Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn, từng bước rút ngắn khoảng cách nông thôn với thành thị. Giải pháp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững sẽ là “Chìa khóa thành công quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh”, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh sớm đạt được mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đề ra.
 
Theo Quangninh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 445


Hôm nayHôm nay : 41193

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 655144

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70882459