08:09 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo nhờ nuôi dê 'ký gửi' và giúp bà con làm giàu

Thứ hai - 11/12/2017 10:20
Trang trại nuôi dê Đức Trung của gia đình anh Đỗ Văn Hoàn (ấp 7, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) với tổng đàn gần 3.000 con được xem là trang trại có quy mô lớn nhất tỉnh Đồng Nai.
 

 

Dê con được chăm sóc, kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo khỏe mạnh, giống tốt. Ảnh: Lê Xuân-TTXVN

Đặc biệt, trại dê Đức Trung chăn nuôi theo hình thức “ký gửi” và bao tiêu sản phẩm chăn nuôi cho nông dân giúp hàng trăm hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. 

Lập nghiệp với 2 bàn tay trắng nơi đất khách quê người, anh Đỗ Văn Hoàn (quê ở xã Nhân Thắng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã chọn mảnh đất Sông Trầu làm quê hương thứ 2 của mình. 

Nhận thấy điều kiện nơi đây thích hợp với việc nuôi dê, anh đã mạnh dạn gom toàn bộ số tiền tích góp được để chọn những con dê Bách thảo tốt nhất gây dựng trang trại. 

Để nâng cao chất lượng đàn dê giống, anh Hoàn đã mạnh dạn đưa giống dê Boer (dê Nam Phi) về cho lai tạo với giống dê Bách thảo của Việt Nam.

Ưu điểm của giống dê lai là hay ăn, nhanh lớn, ít bệnh tật và có trọng lượng lớn hơn hẳn so với giống dê Bách thảo ở địa phương. 

Với mong muốn có đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình, anh Hoàn đã tìm đến thị trường các tỉnh thành lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… nhằm liên hệ với các đầu mối tiêu thụ dê giống và dê thịt. 

Ngoài ra, để góp thêm một kênh tiêu thụ sản phẩm từ thịt dê của mình, anh đã tự mở chuỗi gồm 7 nhà hàng đặc sản thịt dê ở các tỉnh thành khác nhau, từ đó làm giảm khâu trung gian, tăng lợi nhuận cho cả chuỗi liên kết. 

Từ 30 con dê giống ban đầu, với sự cần cù, ham học hỏi kiến thức nuôi dê từ những người đi trước, qua các kênh thông tin đại chúng khác, sau 5 năm đàn dê của anh Hoàn đã lên tới 300 con lớn nhỏ khác nhau.

Hiện tại, sau gần 15 năm hoạt động trại dê của anh luôn duy trì số lượng khoảng 1.200 con, lúc cao điểm số dê trong trại có thể lên đến gần 2.000 con. 

Khi đã tạo được chuỗi chăn nuôi khá vững chắc, sản phẩm được đảm bảo từ con giống, quá trình chăn nuôi, lò mổ và cuối cùng là thị trường tiêu thụ, anh Hoàn đã tìm đến những hộ nghèo, hộ gặp khó khăn tại địa phương để vận động họ cùng liên kết chăn nuôi dê với mình theo hình thức “ký gửi”. 

Các hộ đăng ký chăn nuôi chỉ cần bỏ công ra chăm sóc, còn giống và sản phẩm sẽ được a Hoàn bao tiêu. Khi dê cái đẻ được một cặp dê con, sẽ được chia theo tỷ lệ 50/50, tức là người chăn nuôi được một con và anh Hoàn được một con. 

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình chăn nuôi theo hình thức ký gửi, hiện đã có khoảng 100 hộ tại địa phương và vùng lân cận tham gia vào chuỗi liên kết, nâng tổng đàn lên 3.000 con, giải quyết việc làm cho hàng trăm người với mức thu nhập bình quân 5 – 10 triệu đồng/tháng tùy tính chất công việc. 

Theo anh Đoàn Chí Linh, (ấp 8, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, người nuôi dê theo hình thức ký gửi), trước đây cuộc sống rất khó khăn, không nghề nghiệp ổn định, thu nhập chỉ nhờ vào ít sào vườn tạp, và đi làm thuê, mướn.

Từ khi tham gia mô hình nuôi dê, gia đình có thêm thu nhập, có việc làm, cuộc sống ổn định hơn. Mỗi năm gia đình nhận nuôi 3 đợt, mỗi đợt 50 con dê vỗ béo để lấy thịt.

Sau khoảng 4 tháng chăn nuôi, trừ mọi chi phí, mỗi đợt gia đình anh cũng thu được khoảng 60 triệu đồng tiền lời. 

Anh Đoàn Chí Linh cho biết, dê chủ yếu ăn chuối, cỏ, cây sản (loại cây dùng làm cọc tiêu)… những loại thức ăn rất sẵn ở địa phương, nên nuôi dê chỉ cần bỏ công chăm sóc, tốn rất ít chi phí vì giống và đầu ra người nuôi hoàn toàn không phải lo. 

Theo ông Vũ Văn Khuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Trầu, mặc dù nuôi dê không phải là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, nhưng từ nhiều năm nay nhờ hình thức cho nuôi dê ký gửi của hộ anh Đỗ Văn Hoàn đã tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Trang trại dê Đức Chung của anh Hoàn là địa chỉ được huyện Trảng Bom chọn làm nơi cung cấp giống trong thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo của huyện.

Ngoài ra, hàng trăm hộ từ các xã lân cận như Bàu Hàm, Sông Thao, Cây Gáo, Thanh Bình cũng tìm đến trang trại dê Đức Chung để liên kết chăn nuôi./. 

 

 

 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 37

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 41505

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 219760

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60541717