22:48 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo nhờ “vàng trắng”

Thứ ba - 04/12/2012 19:40
Một lần nghe chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam với nội dung kêu gọi tuổi trẻ hãy biến ước mơ thành hiện thực của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười mà Nguyễn Xuân Sơn ở xóm Tân Thành, xã Nghĩa Tân (Nghĩa Đàn - Nghệ An) đã quyết tâm vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Đầu những năm 1970, thời mà cả đất nước phải sống trong khó khăn, được bữa nay lo bữa mai, gia đình Nguyễn Xuân Sơn cũng không ngoại lệ. Chính vì nghèo mà anh chỉ được học hết lớp 9, rồi theo anh trai vào lèn đá kiếm tiền nuôi gia đình. Nhớ lại quãng thời gian đó, Tuấn không khỏi nghẹn ngào vì sức lao động bị vắt kiệt và bị chủ mỏ khinh rẻ.

Năm 1993, đúng thời điểm Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động thanh niên cả nước hưởng ứng 2 phong trào lớn là “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”, ở độ tuổi 20, Sơn xác định phải làm điều gì đó giúp gia đình, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Năm 1994, bằng nguồn vốn vay 3 triệu đồng trong Dự án 327 và số tiền tích góp của gia đình, Sơn nhận thầu 4ha đất trồng cao su. “Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này nên thời gian đầu năng suất cao su không cao. Ngoài ra, do chưa biết cách chọn giống, năm đầu cao su chết gần hết. Sau đó, tôi phải tìm tòi, mày mò trên sách báo, học hỏi những người có kinh nghiệm trong việc chọn giống và trồng như thế nào”, Sơn chia sẻ.

Ngay trong năm đầu tiên, Sơn bị lỗ gần 5 triệu đồng tiền giống và công chăm sóc. Tuy bị mất số tiền lớn nhưng Sơn không cho phép mình dừng lại, khát khao làm giàu luôn cháy bỏng trong anh.

Bắt tay vào làm lại từ đầu, với những ngày dài miệt mài bên chồng sách báo hay lăn lộn ở các nông trường cao su, Sơn đã nắm rõ và biết được mình áp dụng không đúng kỹ thuật ở chỗ nào. Nhờ kiên trì học hỏi, không ngại gian khổ, Sơn đã lấy hạt ươm, ghép trực tiếp ngoài lô, nhờ đó, chất lượng cây giống được đảm bảo. Sau mấy năm kiên trì chăm sóc, diện tích cao su của Sơn đã cho thu hoạch mủ. Năm 2011, trừ chi phí, anh thu lãi 120 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, Sơn còn tận dụng diện tích đất vườn để nuôi ong nhằm tăng thu nhập. Với 20-30 đàn/năm, anh cũng kiếm thêm 20 triệu đồng tiền bán mật ong, bán giống.

Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, Sơn còn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, sẵn sàng chia sẻ bí quyết làm giàu cho bà con và thanh niên trong xã.

Nhìn lại thành quả của mình, Sơn tự rút ra bài học cho bản thân: Thoát nghèo không cần phải đi đâu xa, nếu có quyết tâm thì trên chính mảnh đất quê hương mình cũng có thể thành công.

Hoàng Mai

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 339407

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73386378