05:05 EDT Thứ hai, 08/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu 1 tỷ đồng/năm từ ong

Thứ ba - 06/11/2012 21:19
Sau hơn 10 năm công tác tại Bộ đội Biên phòng Lai Châu, năm 1988, Lê Xuân Sang xuất ngũ trở về quê hương (phường Đoàn Kết, TX. Lai Châu) và bắt tay phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu, ông đầu tư nuôi bò và dê nhưng không hiệu quả, liền chuyển sang nuôi ong. Sau bao thăng trầm, giờ đây ông Sang sở hữu hơn 400 đàn ong ngoại, 50 đàn ong nội, mỗi năm thu xấp xỉ 1 tỷ đồng.

Ông Sang chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ong ngoại.

Ông Sang tâm sự: "Với suy nghĩ mình sẽ làm giàu trên chính mảnh đất khó của quê hương, trước những thuận lợi về nguồn thức ăn tự nhiên, điều kiện chăn thả rộng, tôi bắt tay vào nuôi bò và dê. Với số vốn tích cóp được, cộng với vay mượn của họ hàng, tôi mua được 92 con bò và 140 con dê. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm về chăn nuôi, điều kiện khí hậu ở Lai Châu lại khắc nghiệt nên đàn bò thường xuyên bị dịch bệnh, giàu đâu chưa thấy, chỉ thấy bò, dê lần lượt "đội nón" ra đi…

Tình cờ xem ti vi, thấy giới thiệu một tấm gương nuôi ong ở Thanh Hóa, tôi tìm hiểu thêm tài liệu, sách báo về kỹ thuật nuôi ong, sau đó nuôi thử 3 đàn. Cũng trong thời gian này, đàn bò vô tình húc nhau làm sập chuồng và trong khi dựng lại chuồng, tôi phát hiện một tổ ong mật rất lớn bị đè bẹp, thấy những dòng mật chảy tràn ra đất vàng ươm, thơm lừng. Từ đó tôi càng quyết tâm phát triển nghề nuôi ong. Sau đó, tôi lặn lội đến các trại ong trong tỉnh, rồi đi Sơn La, Yên Bái… để học hỏi kinh nghiệm".

Năm 2004, ông Sang quyết định mua thêm 9 đàn ong ngoại và 20 đàn ong nội về nuôi. Rất may là khi đang "chập chững" đến với nghề mới, ông nhận được sự giúp đỡ về kỹ thuật của Công ty Ong Trung ương, được Phòng Kinh tế thị xã Lai Châu hỗ trợ 30 triệu đồng để nhân rộng đàn ong. Thấy ong ngoại dễ nuôi, lại ít bỏ đi, lợi nhuận kinh tế mang lại cao hơn so với ong nội nên ông Sang mở rộng quy mô đàn ong ngoại và đến nay, ông có tới hơn 400 đàn ong ngoại.

Năm 2011, đàn ong cho thu hoạch 14 tấn mật, với giá bán lẻ 180.000 - 200.000 đồng/chai, bán buôn 120.000 đồng/chai, cộng với nguồn thu từ phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong, tiền bán con giống, tổng thu nhập của gia đình ông Sang đạt gần 1 tỷ đồng.

Nghề nuôi ong không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho gia đình ông Sang mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương, với mức thu nhập 3 - 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, ông Sang còn nhiệt tình hướng dẫn cách chăm sóc, tạo điều kiện về con giống cho nhiều hộ dân, bước đầu, nghề nuôi ong mang lại thu nhập khá cho các hộ này.

Theo ông Sang, nuôi ong không tốn nhiều kinh phí, công chăm sóc nhưng đòi hỏi người nuôi phải yêu nghề, tận tụy với nghề, thậm chí phải ăn ngủ cùng ong. Ông Sang cho biết: "Ong thường mắc một số bệnh như ấu trùng, cò cò…, nếu không theo dõi và chữa trị kịp thời ong sẽ chết. Hồi tôi mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm nên ong hút phải hoa độc lăn ra chết, về sau có người mách nên tôi chuyển đàn ong đi nơi khác, thật may là mấy ngày sau đàn ong khỏe trở lại".

Ông Sang cho biết thêm: "Cái khó nhất của chúng tôi hiện nay là đầu ra, mặc dù trong tỉnh đã có điểm bán lẻ nhưng vẫn còn mấy tấn mật chưa bán hết, phần vì gia đình chưa tìm được đầu mối phân phối cố định, phần vì ngành nuôi ong lấy mật ở Việt Nam đang phải đương đầu với mật ong rừng giả có giá rẻ từ Trung Quốc. Theo tôi, để nghề nuôi ong phát triển, ngành nông nghiệp cần có đề án phát triển thật cụ thể, đồng thời nghiên cứu xây dựng thương hiệu mật ong made in Việt Nam".

Với những thành tích trong xây dựng và phát triển kinh tế, ông Sang đã hai lần được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Lai Châu về mô hình sản xuất giỏi. Đặc biệt, tháng 5/2012, ông Sang vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có nhiều thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2011.

Hoàng Văn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 35600

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 414977

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64400921