12:59 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu 300 triệu đồng/năm từ nghề tranh ghép gỗ

Thứ hai - 20/05/2013 22:16
Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện, thôn Khúc Toại, xã Khúc Xuyên (TP.Bắc Ninh), được mệnh danh là "cha đẻ" của những bức tranh ghép bằng gốc, rễ cây.

Gạn “vàng” từ phế phẩm

Vốn sinh ra trong cái nôi của làng nghề mộc Kinh Bắc xưa, năm 1977, Nguyễn Văn Viện thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Yết Kiêu nhưng đành lỡ hẹn với giảng đường vì gánh nặng kinh tế gia đình. Trở về quê hương, ông quyết định lập nghiệp với đam mê chế tác tranh từ gốc, rễ cây hay những phế phẩm bỏ đi của nghề mộc. Từ ý tưởng đó, qua những năm tháng làm nghề, công nghệ làm tranh gỗ của ông ngày càng sắc sảo.

Học viên đang thực hành nghề.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện cho biết: “Tranh ghép từ gốc của những cây gỗ hay rễ cây tạo cho tranh có màu sắc đặc trưng nhất, tự nhiên nhất. Đồng thời, độ ánh cao hiếm lạ có chủ yếu ở gốc cây rất thích hợp cho việc làm tranh ghép gỗ”. Để làm nên một bức tranh ghép gỗ rễ cây mang tính nghệ thuật cao, người thợ làm việc như người nghệ sĩ với nhiều công đoạn tìm kiếm đề tài, xây dựng phác thảo, tìm kiếm nguyên liệu là những bộ rễ cây có chất gỗ và màu sắc phù hợp. Sau đó mới tạo hình rồi lắp ghép những mảnh gỗ nhỏ sao cho thành một bức tranh vừa có chủ đề và bố cục hoàn chỉnh.

Tranh ghép gỗ rễ cây của Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện có chủ đề phong phú với những đề tài truyền thống xoay quanh cuộc sống – thiên nhiên – con người. Dựa trên chất liệu và công sức của nghệ sĩ bỏ ra, ông tự định giá cho những bức tranh của mình. Thông thường, tranh dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/bức, đem lại cho gia đình ông nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

“Năm 1987, Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện được tặng 2 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc cho bộ bàn ghế chơi cờ vua và tranh ghép gỗ mỹ nghệ tại Triển lãm Vân Hồ - Hà Nội; được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân có đôi bàn tay vàng”; nhiều tác phẩm đi dự triển lãm tranh trong nước và quốc tế.

Dạy nghề miễn phí

Với đam mê và quyết tâm truyền nghề đi xa hơn, hàng năm ông Viện tổ chức một lớp đào tạo nghề tranh ghép gỗ miễn phí cho các học viên từ khắp mọi miền. Mỗi lớp 10 học viên, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn, con em gia đình chính sách, trẻ cơ nhỡ, khuyết tật….

Hồ Hậu Phú (Quỳnh Lưu, Nghệ An) – học viên đến từ Hội Người khuyết tật Nghệ An - chia sẻ: “Với những người khuyết tật như chúng em, để học được nghề đơn giản như đan lát, xếp hình hoa, may công nghiệp… đã rất khó khăn chứ nói gì đến tranh nghệ thuật. Nhưng vì đam mê, em đã vượt qua mọi trở ngại để tham gia học nghề tranh ghép gỗ”.

Đến với lớp học, các học viên như Phú được Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện tạo điều kiện thuận lợi như miễn phí tiền học nghề, tiền ăn, ở và được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng/học viên. Còn anh Bùi Văn Công - một trong những học viên sau khi tham gia khóa học nghề miễn phí đã trở thành thợ chính và hiện đang quản lý phân xưởng. Anh cho biết: “Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi quyết định chọn con đường học nghề để lập nghiệp. Ban đầu, tôi xin làm thợ phụ, khi thấy bác mở lớp đào tạo nghề miễn phí thì tôi đăng ký học”.

Nghệ nhân Viện dạy rất bài bản, mỗi buổi lên lớp ông đều gói gọn trong một bài giảng. Vừa dạy lý thuyết kết hợp thực hành tại chỗ nên các học viên học nghề rất nhanh. Hiện nay, xưởng sản xuất của Nghệ nhân Viện đang tạo nghề cho hơn 10 lao động với thu nhập bình quân từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng, những thợ có tay nghề cao thu nhập đạt khoảng 6 – 7 triệu đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1115147

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72797856