22:26 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếp cận tiến bộ KHCN mới nhân rộng mô hình kinh tế tổng hợp trên vùng đất khô cằn Hà Tĩnh

Thứ hai - 27/03/2017 22:39
Hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế nông thôn, góp sức xây dựng nông thôn mới (NTM) do tỉnh Hà Tĩnh phát động, trong những năm qua trên vùng đất khó này đã xuất hiện hàng trăm mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lợi nhuận cao do đoàn viên thanh niên (ĐVTN) làm chủ.
Các ĐVTN trao đổi kinh nghiệm trồng thanh long ruột đỏ; ảnh: PV

Các ĐVTN trao đổi kinh nghiệm trồng thanh long ruột đỏ; ảnh: PV

Những gương mặt trẻ làm kinh tế giỏi
Năm 2013, Nguyễn Văn Hiệu chuyển lên khu tái định cư ở xóm Kim Thọ, xã Sơn Quang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) nhường đất cho công trường thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang. Bao khó khăn ở vùng đất mới nhưng không khuất phục được ý chí vượt lên nghèo khó của người Bí thư Đoàn xã tròn ba mươi tuổi này. Hiệu tâm sự, “Vừa ổn định nơi ăn chốn ở, tôi bàn với các ĐVTN phải tập trung vào việc phát triển kinh tế vườn, rừng kết hợp với chăn nuôi”. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tìm hiểu tham quan các mô hình kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về khoa học kỹ thuật.
Chỉ trong thời gian ngắn,Hiệu đã nhanh chóng phát triển đàn gà hơn 200 con, 100 đôi bồ câu. Anh cùng 13 hộ dân trong xã (có 5 hộ đoàn viên) thành lập tổ hợp tác ký hợp đồng với doanh nghiệp nuôi thỏ liên kết. Hàng ngày anh lại đào hố trồng cam, dựng trụ cho thanh long, gánh nước tưới tắm cho cây. Đến nay gần 500 gốc cam và thanh long ruột đỏ đã xanh tốt. Chưa dừng lại đó, đầu năm 2015, Hiệu cùng một số ĐVTN lên tận xã rẻo cao Tri Lễ ở Quế Phong (Nghệ An) học cách trồng chanh leo. Tiền bán trứng, bán gà chắt chiu dựng giàn cho một ha chanh…Sau sáu tháng chăm bẵm, chanh leo đã cho thu hoạch mỗi tuần từ 200 kg trở lên với số tiền 1,5 – 2 triệu đồng… Hiệu tính toán, mỗi năm giàn chanh leo này cho thu nhập ổn định khoảng 150 triệu đồng cùng với 50-70 triệu đồng từ gà, thỏ. Khoảng vài ba năm nữa, gia đình em sẽ khá lên, khi có thêm thu nhập từ cam khoảng 300 - 350 triệu đồng/năm...

Ngay sau khi tốt nghiệp lớp 12, Nguyễn Tiến Dũng đã trăn trở với suy nghĩ làm giàu cho bản thân và giúp bạn bè cùng trang lứa thành công ngay trên mảnh đất quê hương. Được sự tư vấn của các cấp bộ đoàn, Dũng bắt tay vào phát triển trang trại. Sau hơn bốn năm lầm lũi lao động, chàng thanh niên 25 tuổi đã có một cơ ngơi kinh tế khá ổn định với đàn gà thả vườn luôn duy trì 500 con, đàn dê và bò 35 con cùng gần 1.000 trụ thanh long, táo Thái Lan bắt đầu cho cho thu nhập, 5.000 bao đất trồng gừng thương phẩm, 0,5 ha chuyên trồng rau sạch... với tổng doanh thu 500-600 triệu đồng/năm. Dũng cùng với một số ĐVTN kết hợp tạo dựng thương hiệu gà đồi, bao tiêu sản phẩm cho người dân trong vùng. Hiện, Dũng đã ký hợp đồng cung cấp 2.500 con gà/tháng cho một số nhà hàng. Phó bí thư xóm Nam Nhe, xã Sơn Tây (Hương Sơn) này còn làm đại lý Trung tâm giống cây trồng công nghệ cao Đại học Nông nghiệp Hà Nội cung cấp giống chất lượng cao và hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho các bạn đoàn viên và nhân dân trong vùng. Năm 2015, Dũng đã chuyển giao thành công một số trang trại vệ tinh trồng và bao tiêu sản phẩm Thanh Long ruột đỏ ở Hương Khê và Kỳ Anh. Dũng tâm sự: “Từ thành công này, giúp em tự tin để tập hợp các bạn ĐVTN thành lập hợp tác xã trồng rau, củ, quả sạch. Giúp các bạn đoàn viên có điều kiện phát triển kinh tế cũng như giúp người dân được sử dụng thực phẩm sạch”.

Câu chuyện vượt lên khó nghèo làm kinh tế giỏi của đoàn viên Trần Quốc Nhật ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên khá ấn tượng. Năm 1990 bố mất khi Nhật mới 6 tuổi, chị gái mới 11 tuổi và em gái hai tháng tuổi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nhật vừa đi học vừa nghĩ cách lao động phụ giúp mẹ. Do bươn chải từ nhỏ nên Nhật luôn đúc rút được nhiều kinh nghiệp trong làm ăn; đồng thời ấp ủ xây dựng trang trại chăn nuôi để làm giàu ngay trên quê hương. Năm 2002, học hết trung học phổ thông, ngoài việc tham gia tích cực hoạt động đoàn ở địa phương, Nhật chắt chiu, vay mượn cải tạo hệ thống ao hồ của gia đình để nuôi cá, sau đó là ba ba, ếch. Mô hình nuôi ếch, ba ba phát huy được hiệu quả, được các ĐVTN trong huyện, tỉnh đến tham quan học hỏi. Năm 2011, Nhật sang nhượng được hai ha trang trại ở Cẩm Huy. Thời gian đầu, Nhật nuôi 1.000 con gà, gây dựng đàn lợn 100 con/lứa và làm thêm một ha lúa lai. Năm 2014, nắm bắt được chủ trương phát triển chăn nuôi lợn siêu nạc của tỉnh, Nhật đã mở rộng trang trại nuôi lợn liên kết với công ty CP Việt Nam với quy mô 1.200 lợn thương phẩm/lứa. Ngoài vốn chắt chui tự có, Nhật còn vay ngân hàng và vốn giải quyết việc làm của TƯ Đoàn xây dựng 1.800 m2 chuồng nuôi lợn hiện đại cùng 2.500 m2 hệ thống Bioga, hố điều hòa xử lý chất thải đảm bảo môi trường với tổng đầu tư hơn ba tỷ đồng. Năm 2015, trang trại 1.200 con lợn/lứa chính thức đi vào hoạt động với doanh thu khoảng 15 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt xấp xỉ một tỷ đồng/năm. Trang trại đã giải quyết việc làm cho bảy ĐVTN với thu nhập ổn định từ 3,5-4 triệu đồng/tháng. Trần Quốc Nhật còn cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng thêm 800 m2 chuồng trại, nuôi thêm 3.000 gà, vịt, trồng 500 cây ăn quả để tăng thêm thu nhập và giải quyết thêm lao động.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Bí thư Đoàn Thị trấn Cẩm Xuyên Trần Quốc Nhật còn tích cực tham gia các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng. Em đã 12 lần tham gia hiến máu nhân đạo. Hàng năm, Nhật đã quyên góp hàng chục triệu đồng và tặng nhiều suất quà có giá trị cho các gia đình chính sách, gia đình đoàn viên thanh niên, đội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…Năm 2015, Trần Quốc Nhật được tặng giải thưởng Lương Đình Của và là đại biểu của Đại hội Tài năng trẻ toàn quốc lần thứ II. Gương làm kinh tế giỏi của Nhật đang được Huyện đoàn Cẩm Xuyên tổ chức cho các ĐVTN học tập và noi theo.
Đây là ba trong số hàng trăm gương ĐVTN làm kinh tế giỏi trên các vùng đất khó Hà Tĩnh từ vùng núi, biên viễn: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn… đến các vùng “dân tộc” biển ở Nghi Xuân, Thạch Hà... Đặc biệt các ĐVTN đã tích cực tham gia phong trào phát triển kinh tế ở các địa bàn nông thôn gắn với xây dựng NTM. Đến nay, toàn tỉnh có gần 550 mô hình kinh tế ĐVTN cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên; trong đó có nhiều mô hình thu nhập từ 500 – 1 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn ĐVTN với thu nhập ổn định từ 2,5-5 triệu đồng/người/tháng…

Bệ đỡ cho ĐVTN
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh Lê Thành Đông khẳng định: Phong trào ĐVTN hăng say, chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương đã, đang dần đi vào chiều sâu. Đầu tiên phải nói đến khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng của từng ĐVTV. Kế đến, đoàn các cấp đã thực sự làm “bệ đỡ” cho phong trào này. Tiếp đó, phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM mới ở tỉnh nghèo Hà Tĩnh đang phát triển mạnh, tạo sức hút cho các ĐVTN và các tổ chức đoàn học tập và làm theo. Cũng theo Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh Lê Thành Đông: Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động ĐVTN làm kinh tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như động lực trong các tầng lớp ĐVTN. Tổ chức nhiều đợt đưa ĐVTN đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương khác. Xây dựng các mô hình điểm ĐVTN làm kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi. Huy động lực lượng thanh niên đóng góp hàng vạn ngày công hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các mô hình ĐVTN làm kinh tế, như xây dựng chuồng trại, hàng rào... Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn đã tổ chức 781 lớp tập huấn cho hơn 54 nghìn ĐVTN với các nội dung về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, khởi sự doanh nghiệp, Luật hợp tác xã hay chuyển giao khoa học kỹ thuật… Tổ chức hơn 635 buổi tư vấn, tọa đàm về nghề nghiệp, việc làm cho hơn 28 nghìn ĐVTN; đã tổ chức đào tạo nghề; giới thiệu, giải quyết việc làm cho gần 10 nghìn ĐVTN… Đoàn các cấp đã tư vấn, hướng dẫn ĐVTN về thủ tục đất đai, giúp họ hoàn thiện các hồ sơ pháp lý về trang trại hay tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ hỗ trợ của TƯ Đoàn. Cung cấp thông tin về các cơ chế chính sách hỗ trợ của TƯ, của tỉnh và địa phương; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại tạo điều kiện để ĐVTN tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi với tổng dư nợ khoảng 400 tỷ đồng…

Hy vọng phong trào làm kinh tế của ĐVTN Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có sự lan tỏa mới. Đây sẽ là làn gió mới để giúp các bạn trẻ có thêm động lực yên tâm gắn bó với quê hương, với vùng đất khó để tiếp tục cống hiến, vươn lên làm giàu chính đáng.

Quang Tùng – Theo Bản tin KH&CN Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1179149

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72861858