23:32 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng nấm dễ làm, hiệu quả cao

Thứ năm - 15/03/2012 00:13
Với xu hướng của người tiêu dùng đang chuyển sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu cao, đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm phát triển mạnh và được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân.
Hà Tĩnh là tỉnh thuần nông, rất phù hợp với nghề trồng nấm như tận dụng các phế phụ phẩm trong nông, lâm, công nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, khai thác được lợi thế lao động nông nhàn, góp phần bảo vệ môi trường, tăng lượng phân hữu cơ sạch cho đồng ruộng... Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã đầu tư phát triển nghề trồng nấm và thu được kết quả bước đầu. 
Tổ hợp tác sản xuất nấm Sò, xóm Thượng Thăng xã Khánh Lộc (Can Lộc)

Tổ hợp tác sản xuất nấm Sò, xóm Thượng Thăng xã Khánh Lộc (Can Lộc) là một mô hình điển hình trong việc phát triển nghề trồng nấm. Ông Nguyễn Xuân Niêm tổ trưởng sản xuất nấm vốn là lão nông tri điền, cuộc đời gắn với ruộng đồng nhưng theo ông sản xuất nông nghiệp thuần túy thì khó thoát nghèo. Ông cho biết, xuất phát từ việc thấy phế phụ phẩm bỏ phí bừa bãi gây ô nhiễm, được học tập trồng nấm, được tham quan các mô hình; thấy dễ làm nên tập hợp các hộ dân chung sức cùng làm. Đến nay, 19 nông dân trong thôn mạnh dạn đầu tư sản xuất, đúc rút kinh nghiệm đi đến thành công có thu nhập và trở nên say mê với nghề. Tuy mới đi vào hoạt động được hơn 2 tháng, qui mô khoảng 60 m2 nhà xưởng, thu hoạch được khoảng 7 tạ nấm với giá 30.000 đ/kg, cho thu nhập trên 21 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 12 triệu đồng trong thời gian 3-4 tháng.
Không chỉ có các hộ dân ở Khánh Lộc mà nhiều hộ dân khác trên 12 huyện, thị trong tỉnh đã nhận thấy tiềm năng của cây nấm nên đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất như hộ ông Lê Trọng Hưng xã Thạch Bàn, Bà Nguyễn Thị Minh xã Thạch Tân (Thạch Hà) … Nghề trồng nấm, đang có sức lan tỏa ngày càng nhân rộng, đến nay toàn tỉnh có khoảng trên 500 hộ sản xuất nấm và dần trở thành quy mô hợp tác xã làm ăn lớn, đã tạo thành nghề sản xuất cho nguồn thu nhập hàng ngày, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
            Phát triển nghề trồng nấm thương phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên, giải quyết việc làm cho những lao động nông nhàn... Để nghề trồng nấm phát triển bền vững cần sự quan tâm  của các cấp, các ngành nâng cao chất lượng giống nấm, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến, tạo thương hiệu riêng cho cây nấm để tăng khả năng cạnh trạnh nhằm đưa cây nấm thực sự trở thành “nghề”của người dân trong thời kỳ mới./.
                                                                  
                                                                             Quốc Triển - Trung tâm KNKN
                            
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 938950

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71166265