21:42 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vườn xoài "cải lão hoàn đồng"

Thứ ba - 25/11/2014 21:46
Người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang cải tạo giống xoài Canh nông già cỗi bằng cách ghép cành nêm đọt sang giống xoài Úc nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bà con xã Cam Hải Tây mạnh dạn cải tạo vườn xoài bằng cách ghép nêm đọt

Bà con xã Cam Hải Tây mạnh dạn cải tạo vườn xoài bằng cách ghép nêm đọt

Ông Nguyễn Văn Ngọc, thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây cho biết: "Vụ xoài năm nay bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh và giá cả xuống thấp. Vì vậy bước sang vụ xoài mới, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi giống xoài Canh nông già cỗi bằng cách ghép nêm đọt sang giống xoài Úc, giúp cây “cải lão hoàn đồng”, tăng năng suất, thu nhập trong những vụ tới".
Ông Ngọc có 2 ha xoài Canh nông trên 50 năm tuổi. Những năm trước, giá xoài ổn định, bệnh hại ít xảy ra, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 200 triệu đồng. Tuy nhiên 2 năm gần đây vườn bị sâu bệnh hại, nhất là bọ trĩ khiến quả bị hư hại bán không được.
Mặt khác giá bán loại xoài này cũng không cao, chỉ ở mức từ 2.000 - 8.000 đồng/kg nên thu hoạch không có lãi mấy, thậm chí thua lỗ.
Trong khi đó, giống xoài Úc có giá trị kinh tế cao, quả vỏ dày, mủ nhiều nên bọ trĩ ít gây hại hơn các giống xoài khác. Sau khi thu hoạch xong vụ xoài vừa qua ông Ngọc đã quyết định cắt cành, ghép 1 ha giống xoài Úc. Hiện các đọt ghép xoài này sinh trưởng và phát triển tốt vươn nhánh dài nên trong vụ tới có thể cho thu hoạch.
Còn gia đình ông Lê Đình Xuân, người cùng thôn có gần 2 ha ghép giống xoài Úc cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng/năm. Ông phấn khởi cho biết: “Năm ngoái vườn xoài ghép Úc nhà tôi ít bị dịch bọ trĩ gây hại nên thu hoạch bán với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí có lãi hơn 100 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Trường Thạnh, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cam Hải Tây cho biết, vụ xoài 2014 toàn xã thiệt hại hơn 70% sản lượng do dịch bọ trĩ gây nên.
Trước tình hình đó, địa phương vận động nông dân chuyển đổi các giống xoài cũ, thoái hóa, kém giá trị sang giống xoài có hiệu quả kinh tế hơn. Bà con đã chọn giống xoài Úc, giống R2E2 với đặc tính trái lớn, thịt dày, ngon, năng suất cao để cấy ghép. Tính đến nay toàn xã đã có gần 200 ha xoài Canh nông, xoài Tây, xoài Bồ được ghép với xoài Úc. Huyện Cam Lâm có gần 4.000 ha xoài, trong đó giống xoài Canh nông chiếm đến hơn 50% trên tổng diện tích.
Tính đến nay, diện tích xoài bà con ghéo cải tạo bằng giống xoài Úc, giống R2E2 chiếm hơn 1/3 diện tích.
Tương tự, tại các xã Cam Hiệp Bắc, Suối Tân, thị trấn Cam Đức... nông dân trồng xoài cũng đang mạnh dạn cải tạo vườn xoài già cỗi cho năng suất thấp bằng cách ghép nêm đọt các giống xoài cho năng suất, chất lượng tốt.
Ông Trần Văn Tuấn, xã Suối Tân, một người trồng xoài nơi đây cho biết: “Nếu gia đình tôi không cải tạo vườn xoài thì không thể thu nhập khá được. Bởi 2 năm nay vườn xoài Canh nông hơn 1 ha của tôi đều thất thu vì sâu bệnh. Hiện tôi đã ghép hơn nửa diện tích xoài Canh nông sang giống xoài Úc”.
Theo nhiều người trồng xoài, việc cấy ghép rất đơn giản, ai cũng có thể làm được. Cụ thể, sau khi tiến hành cưa bớt phân nửa số nhánh chính, sơn đầu cành chống mục, từ vị trí này sẽ mọc lên rất nhiều cành, sau đó tỉa bỏ tất cả chỉ chừa lại 2 - 3 cành mập mạnh, tiến hành ghép giống mới vào các cành này. Tuy nhiên, cành ghép phải được 1 năm tuổi, bỏ phần ngọn và các mầm yếu. Cắt thành đoạn 6 - 10 cm và giữ lại 2 - 3 mầm, cắt vát (30 - 45 độ) vào trong cành 1 đoạn dài 3 - 5 cm tại 2 mặt bên của cành ghép tạo thành hình cái nêm. Độ dày của nêm phải vừa đủ để lách vào vết tách của mặt gốc ghép. Sau đó dùng dây nylon quấn quanh chỗ ghép và cành ghép. Sau khoảng 3 - 4 tuần ghép, nếu thấy mọc mầm thì tháo dây quấn ra, chỉ chừa dây quấn nơi vết ghép.

KIM SƠ
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 371

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 370


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003746

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71231061