20:20 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuân Lộc (Đồng Nai): Có những câu lạc bộ làm giàu

Thứ ba - 30/07/2013 22:49

Nếu trước đây, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) thành công với việc thành lập hàng loạt câu lạc bộ (CLB) năng suất cao đem lại lợi nhuận cho các hộ cao gấp 1,5-2 lần so với các hộ khác thì hiện nay, Xuân Lộc lại tìm ra mô hình mới: thành lập CLB làm giàu.

Tính đến thời điểm này, huyện Xuân Lộc đã thành lập được 9 CLB làm giàu tại 9 xã. Dự tính từ nay đến cuối năm, huyện thành lập thêm 6 CLB ở tất cả các xã còn lại và thị trấn Gia Ray.

* Thêm nhiều cơ hội

Vào một ngày cuối tháng 7-2013, mưa như trút nước nhưng Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc Lê Quốc Việt vẫn hăng hái dẫn chúng tôi đi thăm nhà một số thành viên trong CLB làm giàu. Vừa đi, ông vừa say sưa kể về ý tưởng thành lập CLB làm giàu và đến nay, tuy mới thành lập được khoảng nửa năm, nhưng nhiều CLB đã hoạt động tương đối hiệu quả. Điều làm ông tâm đắc nhất là nhiều hộ khá giả trên địa bàn các xã khi nghe thành lập CLB làm giàu đã tự nguyện tham gia. Gia nhập CLB làm giàu, nhiều thành viên đã tìm thêm cơ hội làm ăn, giúp mình khá hơn.

Ông Trần Quân, Chủ nhiệm CLB làm giàu xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) làm giàu bằng trồng trọt và sửa chữa máy gặt lúa.

Ông Trần Quân, Chủ nhiệm CLB làm giàu ở xã Xuân Phú, tự hào kể: “Trước đây tôi là Chủ nhiệm CLB giảm nghèo của xã, song đến cuối năm 2012, CLB hết hộ nghèo nên giải tán. Xuân Phú là xã đầu tiên trong huyện được chọn thực hiện thí điểm CLB làm giàu. Thành viên của CLB đều là những hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên”. Ông Quân cho biết thêm, CLB làm giàu xã Xuân Phú có 15 thành viên. Từ khi tham gia CLB, các hộ liên kết hỗ trợ nhau từ tư liệu sản xuất đến tìm đầu ra ổn định cho nông sản, nên công việc làm ăn của các hộ thành viên đều thuận buồm xuôi gió và lợi nhuận cũng tăng.

Ông Nguyễn Đình Tâm (ấp 3, xã Xuân Hưng), nói: “Tham gia CLB làm giàu, chúng tôi hỗ trợ nhau được rất nhiều thông tin có lợi, như: liên kết lại mua vật tư đầu vào tận nhà máy để vừa đảm bảo chất lượng, giá lại rẻ, hoặc thông tin cho nhau giá cả nông sản, doanh nghiệp nào uy tín mua giá cao. Đồng thời, các hộ cũng thống nhất giá bán cùng một loại nông sản để đảm bảo đầu ra”. Cũng vì thấy được nhiều lợi ích nên rất nhiều hộ khá giả đăng ký tham gia CLB.

* Tiền đề cho hợp tác xã

Mục tiêu của huyện Xuân Lộc là sau khi các CLB làm giàu đi vào hoạt động có hiệu quả sẽ từng bước nâng lên thành hợp tác xã (HTX) để hoạt động tốt hơn. Vì thế, thành viên của CLB làm giàu khá phong phú, có hộ là chủ trang trại chuyên sản xuất nông nghiệp, song cũng có hộ làm nghề thủ công, hoặc hộ chuyên kinh doanh buôn bán… Cũng chính sự đa dạng trên các lĩnh vực hoạt động nên việc hỗ trợ nhau trong sản xuất, đầu ra tiêu thụ cho sản phẩm, hàng hóa khá thuận lợi.

Ông Lê Quốc Việt, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc, cho biết: “CLB tập hợp những nông dân có thu nhập cao trên các lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu làm giàu cho gia đình, xã hội và cùng đoàn kết để xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là nền tảng để xây dựng các HTX mạnh cả về chất lẫn lượng”.

Được biết, sau khi làm thí điểm mỗi xã 1 CLB làm giàu phát huy được hiệu quả, huyện sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng ra khắp địa bàn. Dù mới đi vào hoạt động được vài tháng, nhưng một số CLB làm giàu đã đem lại lợi ích không nhỏ cho các thành viên trong CLB. Chẳng hạn ở CLB làm giàu xã Xuân Hưng, từ khi tham gia, các thành viên học hỏi thêm được kỹ thuật làm các loại trái cây khó tính như thanh long ruột đỏ có chất lượng cao và số lượng nhiều, ký được hợp đồng bán hàng trực tiếp với công ty nên giá cao hơn 2-5 ngàn đồng/kg so với bán cho thương lái. Nhờ thế mà lợi nhuận trên 1 hécta sản xuất cũng tăng thêm vài chục triệu đồng/hécta/năm.

Hương Giang

Theo vietlinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 557


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1348660

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74395631