Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong thời gian qua, cùng với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trong toàn huyện, Hội LHPN Thạch Hà đã tích cực vào cuộc với nhiều hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, nhiều mô hình xây dựng NTM tại các chi hội đã phát huy hiệu quả và đang tiếp tục được nhân rộng.
Nông thôn mới phải tạo ra 5 mới, 5 dòng chuyển dịch, với 5 điều nên, 5 điều tránh và...
Diễn đàn Quốc tế về NNPTNT tổ chức tại Hà Nội ngày 9 và 10.11 với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia trong nước và quốc tế đã giúp Việt Nam có thêm nhiều kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) từ bài học của các nước trên thế giới.
Sau 2 năm (2010- 2011) tỉnh Hà Tĩnh tham gia dự án "Chương trình khí sinh học (KSH) cho ngành chăn nuôi Việt Nam" do Bộ NN&PTNT và Tổ chức Hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng trên 1.000 bể biogas. Các hộ tham gia xây dựng bể biogas đã tạo khí đun nấu thắp sáng, giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, giải phóng sức lao động, sử dụng phụ phẩm KSH để tưới bón cho cây trồng, tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường, hơn thế nữa Chương trình khí sinh học - đồng hành cùng nhà nông Chương trình MTQG xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM), những cái được là cơ bản, thiết thực. Tuy nhiên, Bộ 19 tiêu chí xây dựng và công nhận NTM cũng bộc lộ những điểm chưa hợp lý, gây lúng túng cho nhiều địa phương. Vậy những tiêu chí nào cần được điều chỉnh cho phù hợp? Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để làm rõ hơn vấn đề này.
Trong 4 năm qua, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn sang cho ngành điện quản lý, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã tiếp nhận, đầu tư và bán điện trực tiếp tận hộ tại 142/262 xã, phường, chiếm tỷ lệ 54,2%.
Năm 2011, nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng là năm chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) bước vào giai đoạn tăng tốc và gặt hái được những kết quả đáng trân trọng. Trong cái rét se sắt của những ngày cuối đông, chúng tôi như được tiếp thêm hơi ấm khi đến với nhiều miền quê, được chứng kiến những vườn đồi xanh ngắt, những trang trại chăn nuôi qui mô; đặc biệt, nét văn minh, hiện đại đang dần hiện rõ trong từng xóm thôn, trong mỗi con người NTM.
Từ thực tiễn tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất nghiên cứu sửa đổi một số nội dung trong Bộ tiêu chí quốc gia được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo nhưng kể từ năm 1997 khi dự án trồng mới cây cao su được triển khai thực hiện thì đời sống vật chất, tinh thần của hàng ngàn hộ gia đình trên địa bàn các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh, Thạch Hà… được nâng lên rõ rệt.
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh hiện có 6 xã/16 tổng số xã, phường, dân cư nông thôn là 61.880 nhân khẩu, chiếm 68 % tổng dân số toàn thành phố.
Dẫu tất bật với cuộc chạy đua cùng thời gian để kịp thời xuống giống cho vụ sản xuất đông xuân, nhưng trong những ngày cuối năm này, ở Cẩm Yên (Cẩm Xuyên) vẫn hiện hữu một không khí thi đua sôi nổi của nhà nhà, người người trên từng nẻo đường thôn xóm trong phong trào làm đường bê tông liên thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.
So với bình quân chung của cả nước, các chỉ tiêu về nước sạch của Hà Tĩnh còn thấp (đến hết năm 2011, tỷ lệ người sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 74,6%, trong đó người sử dụng nước đạt quy chuẩn QC02 chỉ chiếm 62,04%) nên đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cùng đại diện một số sở, ngành liên quan vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Hương Minh (Vũ Quang).
Để đạt yêu cầu theo tiêu chí số 10 và 12 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM, nhiều điạ phương đã thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh địa phương. Tại xã Đức Yên – một vùng có khá nhiều nghề truyền thống lâu đời của huyện Đức Thọ, đây được xem là một nội dung quan trọng.
Trong 3 năm qua, cùng với chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Ban Chỉ đạo tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và huyện Hương Khê, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Gia Phố đã nỗ lực hết mình, hoàn thành cơ bản các nội dung về xây dựng mô hình xã điểm mà Trung ương đã tin và giao nhiệm vụ. Từ mô hình điểm này, chúng ta rút ra được những bài học quý báu về sự thành công và chưa thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo; đề ra cơ chế, chính sách, về cách huy động nguồn lực, vai trò của người dân làm chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
Sau 3 năm triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại xã Gia Phố, bộ mặt nông thôn nơi đâytừng bước đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, tạo ra những giá trị mới của một vùng nông thôn hiện đại.
Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), bên cạnh vai trò chủ thể của người nông dân, phải kể đến việc tham gia tích cực, đi đầu bước trước của những cán bộ cấp xã. Hơn ai hết, họ chính là lực lượng đi đầu trong quá trình triển khai các đề án xây dựng NTM, cũng chính họ sẽ tuyên truyền để tác động, làm thay đổi nhận thức của người dân.