Ngỡ ngàng, xao xuyến là những xúc cảm của mỗi vị khách khi một lần được rảo bước dọc trên tuyến đường thôn Thông Tự, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Trong sắc nắng dịu nhẹ đầu đông, những giàn hoa ti gôn khoe sắc rực hồng trên nền xanh cây lá khiến không gian càng thêm yên bình, lãng mạn.
Hàng ngàn ngày công được người dân tự nguyện đóng góp; mỗi người dân là một “nghệ nhân” làm đẹp vườn nhà, tuyến đường, ngõ xóm..., thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành khu dân cư sáng, xanh với vẻ đẹp thuần khiết.
Ngoài việc cập nhật tiến độ thực hiện các tiêu chí, phần mềm quản lý dữ liệu số nông thôn mới còn có chức năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực của Hà Tĩnh đến với bạn bè, người tiêu dùng trong tỉnh và cả nước, góp phần phát triển, nâng tầm giá trị nông nghiệp.
Họ đều là những ông chủ trẻ, cùng lựa chọn nông nghiệp làm điểm khởi nghiệp. Và, chính họ đã tạo ra các giá trị khác biệt từ những “startup” mang khát vọng làm giàu trên chính quê hương Hà Tĩnh...
- Dáng người cao ráo, nhanh nhẹn, nước da đậm màu nắng, khuôn mặt phúc hậu, đằm thắm nét duyên của phụ nữ vùng biển, chị Nguyễn Thị Miện - Giám đốc HTX Thu mua và chế biến thủy sản Kỳ Phú (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến nhiều người, dù mới gặp lần đầu cũng cảm thấy thật gần gũi, tin cậy.
Với việc thực hiện hiệu quả mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, từ đầu năm 2019 tới nay, lượng rác thu gom trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) giảm hơn 5 tấn mỗi ngày. Nhờ đó, chi phí vận chuyển, xử lý rác giảm khoảng 150 triệu đồng mỗi tháng.
Nhận thấy được tiềm năng của cây nghệ ở vùng trà sơn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), anh Trần Bá Quang (thôn Kim Thành, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc) đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tinh bột nghệ và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm này. Từ cây trồng tự nhiên, cây nghệ đã trở thành cây trồng hàng hóa, cho thu nhập cao.
Thay cho việc chọn cây cảnh, cây hoa, thì người dân thôn La Xá, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại chọn trồng cây gia vị để tạo thảm hoa, hàng rào xanh. Con đường rau thơm nông thôn mới là cách để quảng bá thương hiệu loại cây truyền thống của làng.
Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 550 năm thành lập, tối 30/8, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức lễ khai mạc Hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ấn phẩm văn hóa năm 2019.
Những con đường dài rộng thênh thang, những khu vườn mẫu tràn ngập sắc hoa của “miền quê đáng sống” ở xã Thạch Lưu, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hôm nay là thành quả từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Nắng nóng liên tục kéo dài làm cho nền nhiệt trên nền đất cát tăng, đe dọa sự sống của cây xanh dọc các tuyến đường và hàng rào xanh tại các xã bãi ngang Thạch Hà (Hà Tĩnh). Trước nguy cơ ảnh hưởng đến thành quả nông thôn mới (NTM), cán bộ, người dân các xã đã nỗ lực “giải cứu” cây vào các buổi sáng, chiều tối.
ThS. Dương Thị Ngân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh), đùa với tôi rằng, người say sưa với nông nghiệp, làm khoa học như chị luôn gắn với cái “mác” nông dân.
Nhờ xen canh nhiều loại cây ăn quả, cây ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi gia cầm và quyết tâm giữ nghề rèn truyền thống, lão nông Nguyễn Hữu Phúc (64 tuổi), ở tổ dân phố Phúc Sơn, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đến thời điểm này, xã Tượng Sơn (Thạch hà – Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công 7/7 khu dân cư kiểu mẫu và 244 vườn hộ đạt chuẩn.
Thu gom, xử lý, tiêu hủy vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng là một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ môi trường đã, đang được hàng ngàn nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tích cực hưởng ứng.
Với các tính chất địa bàn đặc thù, Hội LHPN xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã sáng kiến xây dựng mô hình "10 hộ liền kề xanh - sạch - đẹp", và đã trở thành điểm nhấn trong thực hiện phong trào “5 không 3 sạch”.
Từ CLB Văn nghệ thôn Phong Giang, xã Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), bây giờ ở thôn Phong Giang, “ra ngõ gặp nghệ sĩ”, từ đứa trẻ đến cụ già, ai cũng có thể biểu diễn cho du khách nghe một vài làn điệu dân ca ví, giặm hoặc lẩy Kiều.
Với những đồi chè xanh mướt trải dài trên các triền đồi, nhiều khe suối uốn lượn đẹp mắt, hồ đập dồi dào tôm cá, đặc biệt là “mỏ” nước khoáng nóng vừa được khai phá… là điều kiện, tiềm năng để xã nông thôn mới vùng biên Sơn Kim 2 (Hương Sơn – Hà Tĩnh) phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Không chỉ giải quyết bài toán giảm thiểu mùi hôi, hạn chế lượng chất thải đổ ra hầm biogas, việc đưa máy ép phân vào xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lớn ở huyện Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) còn giúp người dân bỏ túi tiền triệu từ việc bán phân lợn.
Nghe có vẻ chẳng liên quan nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tại Hà Tĩnh, công tác vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên bằng hệ thống máy ép phân là một trong những giải pháp góp phần đắc lực phòng, chống “cơn bão” dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).