Ở xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), đa số người dân sinh sống bằng nghề đi biển và các hoạt động dịch vụ nghề cá. Thời gian gần đây, nhiều ngư dân còn mạnh dạn đưa thêm một số giống thủy sản mới vào nuôi trồng thành công, trong đó, trước hết phải kể để hiệu quả kinh tế cao của nuôi tôm thẻ chân trắng và cá lóc trên cát.
Thời gian gần đây, người trồng hoa sứ - một loại hoa cảnh vốn bị coi là không có thế mạnh về kinh tế - tại TP.Hồ Chí Minh đã nhận được những tín hiệu vui khi thị trường nước ngoài bắt đầu quan tâm đến sản phẩm này.
Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.
Vụ đông 2012, nông dân huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã chủ động đưa cây cà chua đá vào sản xuất. Đây là cây dễ trồng, cho năng suất cao, lãi lớn và có thể nhân rộng ra nhiều địa phương trong vùng.
Đến ấp Tân Hòa, xã Tân Hương (Châu Thành - Tiền Giang) hỏi thăm ông Nguyễn Văn Chót, hầu như ai cũng biết, bởi ông là nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền với mô hình trồng lúa + cây ăn trái.
Ông Tiến cho biết: “Năm 1992, khi rời quân ngũ, tôi đã chọn Bình Phước làm nơi lập nghiệp. Gia đình nghèo, tài sản quý nhất là vài hecta đất để trồng càphê. Rồi càphê mất giá, tôi chuyển sang trồng điều, tiêu nhưng vẫn không đủ ăn, cái nghèo, cái đói luôn đeo bám gia đình khiến vợ chồng lúc nào cũng tất bật.
Những năm gần đây, nhiều mô hình liên kết và xúc tiến thương mại giúp chăn nuôi ổn định, bền vững và hiệu quả đã được triển khai trên địa bàn Hà Nội, điển hình là HTX chăn nuôi Hòa Mỹ, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa.
Là người đi tiên phong đưa giống đà điểu vào chăn nuôi ở miền Bắc, anh Nguyễn Văn Trung (39 tuổi), thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội) gặp không ít khó khăn, nhưng với tính kiên trì nhẫn nại, anh đã từng bước vượt qua để trở thành tỷ phú.
Ông là Nguyễn Văn Muốc, dân tộc Pahy, bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế.
Ở thôn Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn (Lộc Bình, Lạng Sơn), ai cũng khâm phục anh Triệu Chằn Hinh, 32 tuổi, người Dao, đã thoát nghèo và làm giàu với mô hình nuôi dê, lợn, gà...
Là một trong những người tiên phong thực hiện phong trào sản xuất lúa mỗi năm thu hoạch từ 1.000 giạ trở lên, cựu chiến binh (CCB) Châu Văn Tây ở ấp Mỹ Thạnh, xã Thanh Mỹ (Tháp Mười – Đồng Tháp), từ hai bàn tay trắng với ý chí và bản lĩnh của người lính cụ Hồ, ông quyết tâm lao động sản xuất, hoàn thành giấc mơ làm giầu và giúp bà con cùng phát triển.
Sáng đầu xuân, chúng tôi về xã Cẩm Vịnh ( Cẩm Xuyên), trong nắng mai, màu xanh của những cánh đồng lúa như trải dài bất tận. Trên những con đường bê tông rộng rãi tỏa về các lối xóm, từng đoàn học sinh vai quàng khăn đỏ tung tăng tới trường, các bác nông dân ra đồng làm việc. Chúng tôi cảm nhận được một không khí bình yên, vui tươi của vùng quê ven đô đang trong quá trình đổi mới.
Chiều qua (25/2), ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết, cùng với nhiều hoạt động thi đua yêu nước hướng tới kỉ niệm 50 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh, Hội nghị tuyên dương các điển hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng NTM năm 2011-2012 sẽ được tổ chức ngày 2/3. Đây là dịp để tôn vinh, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ và vật chất xây dựng NTM trong hai năm 2011 và 2012.
Những ngày Tết Quý Tỵ sôi động vừa đi qua để lại nhiều niềm vui đối với người chăn nuôi gà ở Phú Bình, bởi họ đã có 1 vụ thu hoạch “được cả mùa, được cả giá”.
Giúp bà con ngư dân phát triển kinh tế gia đình theo hướng bền vững, bằng ngân sách từ khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư xây dựng mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha.
Sau tết Quý Tỵ, ngư dân các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An... đã mở biển đầu năm rất tưng bừng, trúng đậm “lộc” biển. Theo các ngư dân tỉnh Quảng Bình, trong vòng mười năm nay, chưa năm nào ngư dân trúng đậm ruốc biển như năm nay. Con ruốc xuất hiện dày đặc, chỉ cách bờ chừng 5 – 10 hải lý.
Đã quen trồng rau màu trên vùng nhất bãi ven sông Hồng nhưng từ năm 2010 đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội và Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Mỹ huyện Thanh Trì đã vận động bà con chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang trồng rau sạch theo quy trình VietGAP.
Những ngày giáp Tết, chúng tôi đến Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chứng kiến hàng chục xe con, xe tải đang xếp hàng chờ mua cam V2 để về làm quà Tết. Vườn ươm cam V2 quả chín vàng trông thật đẹp mắt.
Năm 2012, cả nước có tám cơn bão đổ bộ vào các tỉnh dọc theo bờ biển nước ta, gây hậu quả nặng nề về người, tài sản và hoa màu. Ðặc biệt, cơn bão số 8 mang tên (bão Sơn Tinh) có đường đi khó dự báo đã gây thiệt hại tương đối lớn về người và của tại tỉnh Ninh Bình. Các cơn bão số 6 và 7 cũng đã làm ảnh hưởng đến các tỉnh miền trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,...) gây lũ lụt kéo dài.
Là một trong 19 xã điểm nông thôn mới (NTM) của TP. Hà Nội, Liên Mạc đang quyết tâm về đích trước năm 2014. Mục tiêu của Liên Mạc là càng về đích sớm, người dân càng được hưởng lợi sớm từ Chương trình xây dựng NTM.