Năm 2012, Phòng Kinh tế TP.Cà Mau (Cà Mau) chọn gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm ở ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm trình diễn thực hiện mô hình công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa”. Mô hình gieo sạ giống lúa OM5451 vào trung tuần tháng 8/2012.
Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt nên thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng thâm canh sản xuất hàng hoá, bước đầu thu được kết quả khả quan.
Ngày 22.12, tại Hà Nội, Ban Thi đua khen thưởng T.Ư đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tổng kết, đánh giá kết quả 1 năm triển khai phong trào thi đua “Cả nước xây dựng nông thôn mới (NTM)”.
Phát huy lợi thế của vùng bãi ngang với hàng trăm ha mặt nước, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, chị Lê Thị Loan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà) đã mạnh dạn thuê 25 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến, tôm và cua. Mỗi năm chị Loan lãi ròng 1,5 tỷ đồng
Từng là bộ đội tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, sau ngày giải phóng, ông Ngô Văn Chính (sinh năm 1953) tham gia công tác tại chính quyền xã một thời gian rồi về nghỉ hưu, sinh sống tại tổ 21, ấp Long Thới, xã Long An (Châu Thành - Tiền Giang). Hiện, ông là Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh ấp Long Thới và là gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi.
Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa, Hội Làm vườn Long Hồ (Vĩnh Long) đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực giúp hội viên, nông dân phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất đạt giá trị kinh tế cao.
Là một trong những mô hình mới được triển khai tại xã Mường Lai (Lục Yên - Yên Bái) nhưng nuôi cá rô phi đơn tính đã đem lại hiệu quả bất ngờ, mở ra hướng thoát nghèo, làm giàu cho bà con nơi đây.
Từ khi Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai chương trình thí điểm cổ phần hóa (CPH) nông - lâm trường (NLT) quốc doanh, đến nay đã có 32 đơn vị thực hiện CPH. Tuy phương pháp CPH chưa thống nhất, kết quả đạt được cũng khác nhau nhưng đã khẳng định được chủ trương đúng đắn, đồng thời thể hiện bước đi thận trọng, phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của các công ty nông - lâm nghiệp.
Những năm gần đây, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất rất chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
Bước ngoặt cuộc đời xảy đến khi anh Nguyễn Văn Cường ở khu phố Long Bình, P.Xuân Phú, TX.Sông Cầu (Phú Yên) nhìn thấy các loại trái cây hỏng nằm lẫn với rác bỏ đầy chợ. Vì tiếc, anh nghĩ tới việc nuôi con gì ăn được loại này thì sẽ không tốn chi phí, lợi nhuận sẽ cao hơn. Đến với nghề nuôi nhím từ ý tưởng trên, bản thân anh cũng không ngờ, cuộc đời anh thay đổi từ đó.
Mặc dù diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Vinh không nhiều, nhưng trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập cao, giúp nông dân thay đổi được tập quán sản xuất đơn thuần từ một đối tượng nuôi thành nhiều đối tượng nuôi trên cùng một diện tích, xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất của mình.
Vào thời gian này, người dân xã Chí Đám (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đang bước vào giai đoạn thu hoạch bưởi Sửu (bưởi Đoan Hung). Giống bưởi này đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ nông dân ở nơi đây.
Linh hoạt trong việc phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác mở lớp đào tạo nghề, tạo việc làm trên mảnh đất quê hương cho lực lượng lao động trẻ là cách làm hay của phường An Phú (TP.Tam Kỳ - Quảng Nam) từ nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng sự thành công của Dự án làng sinh thái tại xóm Trường Hạnh (Hà Tĩnh) sẽ trở thành hình mẫu điển hình để nhân rộng ra các địa phương khác.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, Trạm Khuyến nông huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) đã xây dựng mô hình trồng lan Mokara cắt cành tại Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Mậu 2, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Tổ hợp tác sản xuất là mô hình liên kết giữa các nông dân nhằm giúp nhau phát triển sản xuất; cách thức sản xuất đảm bảo mối liên kết, tạo thành quy trình khép kín từ khâu sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình này đang được Hội Nông dân huyện Yên Thành ( Nghệ An) nhân rộng, giúp người dân yên tâm sản xuất.
Những năm gần đây, nông dân xã Chu Điện (Lục Nam - Bắc Giang) rất tích cực mở rộng diện tích cây vụ đông vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Vụ đông năm nay, nông sản vừa được mùa vừa được giá nên bà con rất phấn khởi.
Trong những năm gần đây, với việc triển khai, thực hiện có hiệu quả 2 phong trào lớn “05 xung kích phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” do Trung ương Đoàn phát động, trong các cấp bộ Đoàn tỉnh Hà Tĩnh đã và đang hình thành ngày càng nhiều mô hình điển hình, nhiều gương thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng thành công mô hình "Phòng dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong thôn xóm chăn nuôi lợn có mật độ cao" tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, với quy mô 1.480 con, có 100 hộ gia đình tham gia.
Cùng giúp nhau trong trồng trọt, chăn nuôi, đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch xây dựng bản làng hướng tới lợi ích chung của cộng đồng là những việc đang được thực hiện bởi các nhóm ND cùng sở thích trên địa bàn tỉnh Lai Châu.