5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.
Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tự hào khoe với PV NNVN rằng đầu tư nông nghiệp hiện nay là nhất, chưa bao giờ phong trào đầu tư nông nghiệp lại phát triển mạnh ở Lục Ngạn như thời điểm này. Người ta sẵn sàng bán ô tô, bỏ làm dịch vụ nhà hàng để đi làm nông nghiệp. Chỉ sau vài năm huyện Lục Ngạn đã xuất hiện thêm nhiều nông dân “đại gia” thu lợi bạc tỉ.
20 sào lúa, 20ha quế, 15ha bồ đề, keo xen sắn, 1ha ao, hồ nuôi cá và 2.000m2 nuôi ba ba gai giống và thương phẩm... hàng năm cho ông Thắm tổng thu nhập 985 triệu đồng.
Cá lóc cứu người nuôi cá tra… Chuyện khó tin đó đang được người dân một số tỉnh thành vùng ĐBSCL truyền tai nhau và họ cũng đang chuyển dần những ao nuôi cá tra không hiệu quả sang nuôi cá lóc với mong muốn lập nên kỳ tích mới. Tuy nhiên người dân và chính quyền vẫn lo ngại: Liệu cá lóc có lặp lại kịch bản như cá tra…?
Người dân xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, ai cũng biết anh Võ Phi Hoàng ở thôn Quảng Xuyên là người nuôi tôm, cá theo hình thức xen ghép và nuôi heo thành công.
Về xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, khi hỏi về tấm gương nông dân làm ăn giỏi, ai cũng nhắc đến mô hình trang trại hiệu quả của anh Nguyễn Quốc Phi ở thôn Vệ Linh.
Tế Lợi là một trong những xã thuần nông nghèo của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 21%), đời sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn... Phát triển mô hình trồng nấm rơm, nấm sò về xã đã và đang là một trong những liệu pháp tích cực giúp người nông dân từng bước cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.
Tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung được các cấp bộ Đoàn tích cực triển khai thực hiện với vai trò, nhiệm vụ khá quan trọng. Trong tiến trình tham gia xây dựng nông thôn mới, Đoàn thanh niên đã và đang cùng với cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân làm cho diện mạo nông thôn chuyển mình và phát triển, góp phần từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Vói mô hình nuôi vịt khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con... ông Nguyễn Thọ Biền (thôn Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Với phẩm chất kiên cường của người lính, thương binh Hoàng Thanh Thục đã vượt qua khó khăn, vươn lên trở thành một trong những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi ở vùng đất Tây Hiếu - huyện Nghĩa Đàn (nay là thị xã Thái Hòa - Nghệ An)
Đây là mô hình do Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) triển khai tại hai xã Kim Chung và Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội) 3 năm nay và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Trồng nấm và “nuôi” lan là những nghề khó, thế nhưng có 2 DN tư nhân mạnh dạn bỏ ra tiền tỷ để đầu tư cho nông dân, kết quả thành công không ngờ.
Nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Tân Uyên, Lai Châu đã thoát nghèo nhờ cây chè. Tiêu biểu trong những câu chuyện phủ xanh đồi trọc trở thành triệu phú từ giống cây này có thể kể đến ông Hoàng Văn Phúc.
Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Với điều kiện đặc thù thiếu mưa, thừa nắng như Ninh Thuận, việc sản xuất nông nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trồng rau. Để thích ứng với điều kiện đó, lần đầu tiên tỉnh thực hiện mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới theo VietGAP trên diện tích 40ha.
Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Trà Bồng triển khai trồng thanh long ruột đỏ tại 5 hộ ở hai xã Trà Bình và Trà Phú, quy mô 1ha. Sau 3 năm thực hiện, mô hình cho kết quả khá khả quan.
(Chinhphu.vn) – Nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Tân Uyên, Lai Châu đã thoát nghèo nhờ cây chè. Tiêu biểu trong những câu chuyện phủ xanh đồi trọc trở thành triệu phú từ giống cây này có thể kể đến ông Hoàng Văn Phúc.
Ông Triệu Đào ở thôn 5, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum, được nhiều người biết đến với biệt danh "triệu phú ổi". Mỗi năm, ổi đem về cho gia đình ông hơn 100 triệu đồng .
Hội ND xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức nhiều lớp dạy nghề nuôi trồng thủy sản và trồng hoa, cây cảnh, mang lại hiệu quả cao.
Được sự hỗ trợ của Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (3 Pad), sau 3 năm triển khai đến nay toàn huyện Na Rì đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho vay vốn và thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp mang lại những đổi thay tích cực cho người dân. Nhờ đó, 9.000 lượt hộ được hưởng lợi, trong đó có 3.631 hộ nghèo chiếm 40,34% và 1.082 hộ cận nghèo chiếm 12,02%.