Phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có những giải pháp, bước đi thích hợp từ việc lựa chọn và quy hoạch các sản phẩm đặc thù, vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cơ giới hóa, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, kèm theo công nghiệp chế biến, tạo cơ chế khuyến khích liên kết trong sản xuất
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi heo rừng lai (heo ky). Một trong những người thành công với mô hình này là anh Nguyễn Văn Mãnh ở thôn Nam Bình 2, xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn).
Được biết đến là đơn vị chuyên sản xuất, cung ứng rau sạch cho hệ thống siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Nam, đến nay, HTX Nông nghiệp Thỏ Việt đang mở hướng đi mới trong lĩnh vực mua bán sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao. Hiện, HTX đang triển khai thêm mô hình sản xuất lúa hữu cơ xen rau.
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức đã đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây phật thủ. Nhờ cây trồng này, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu.
Dù chưa có kinh nghiệm nhưng với quyết tâm làm giàu, anh Nguyễn Văn Hiếu đã thành công trong nghề nuôi chim trĩ. Nghề mới này đã mở ra hướng làm giàu cho người dân trong vùng, góp phần bảo tồn giống chim quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
Nguyễn Công Hải (Sinh năm 1983) trở thành chủ nhiệm của HTX thanh niên Đồng Tiến (xã Thường Nga, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) khi mới 27 tuổi. Anh được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tuyên dương là một trong những tấm gương thanh niên tiêu biểu trong phong trào “Thanh niên lập nghiệp” giai đoạn 2007 - 2012.
Sinh ra, lớn lên ở vùng núi nghèo, nhưng chị Nguyễn Thị Lựu, thôn Phúc Ngọc, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) vẫn bám đất, bám làng nghĩ cách làm giàu. Giờ đây, chị đã có bạc tỷ trong tay.
Được tổ chức long trọng tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Nam Định dưới sự chủ trì của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, "Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2012" đã tạo nên một tuần lễ tràn ngập không gian sắc màu và đem lại cho khách tham quan nhiều ấn tượng tốt đẹp về các làng nghề thủ công truyền thống và những nghệ nhân, thợ giỏi trong cả nước. Hội chợ triển lãm này là một trong những hoạt động thuộc Chương trình "Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012".
Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành nhiều chỉ thị nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền với chương trình này.
Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) không phải tiêu chí trong XDNTM, song với những địa phương có diện tích đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bình quân mỗi hộ sở hữu nhiều ô, thửa phân tán trên nhiều cánh đồng như hầu hết các xã của Hà Nội thì việc DĐĐT là vô cùng cần thiết.
Bà Võ Thị Tuyết, Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả, cây công nghiệp Phủ Quỳ (Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ) cho biết, bưởi được trồng phổ biến ở hầu hết các địa phương như bưởi da xanh Bến Tre; bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi... Tuy nhiên, mỗi loại bưởi quý lại chỉ thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu riêng mới cho chất lượng thơm ngon theo từng khu vực địa lý nhất định.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất các loại rau, củ, quả an toàn theo hướng hàng hóa là mô hình đang phát huy hiệu quả ở Hà Tĩnh, cho thu nhập gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.
Chợ mới Phong Toàn, phường Hà Huy Tập, Tp Vinh (Nghệ An) có tổng mặt bằng là 6.600 m2, được đưa vào sử dụng từ đầu tháng 10/2012. Đây là sinh kế lâu dài của bà con bị mất đất nông nghiệp. Sau khi tiếp nhận hạ tầng cơ sở, các xã viên HTX Phong Toàn rất nhạy bén trong việc thu hút đầu tư xây dựng chợ, sớm đưa vào hoạt động, ổn định đời sống cho các xã viên.
Ngoài xã điểm nông thôn mới (NTM) toàn quốc, xã Tân Thịnh (Lạng Giang, Bắc Giang) đang xây dựng điểm 40/206 xã trong toàn tỉnh (giai đoạn 2011-2015). Dễ nhận thấy, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp là sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.
Được đưa vào trồng từ năm 2006, đến nay, đu đủ đã trở thành cây trồng chủ lực nhằm chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả canh tác của người dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất.Thời điểm này, người trồng đu đủ xã Dị Nậu bước vào mùa thu hoạch.
Gio Hoà là một trong những xã vùng kinh tế mới thuộc miền Tây huyện Gio Linh (Quảng Trị). Do không có đất ruộng nên người dân chủ yếu sống dựa vào việc trồng các loại cây công nghiệp. Từ năm 2004, với chủ trương phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con, Gio Hoà đã có bước tiến đáng kể, trong đó tre Điền trúc đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.
Quảng Trị đang vào mùa mưa, những cơn mưa rả rích làm bầu trời tối sầm và mặt đường loang loáng nước. Khác hẳn với vẻ u ám của thời tiết, cán bộ, hội viên của Hội Làm vườn (HLV) Quảng Trị lại rất phấn khởi và vui vẻ khi về tham dự Đại hội HLV tỉnh lần thứ IV.
Không chỉ tiết kiệm chi phí, sản phẩm có đầu ra ổn định, cho lợi nhuận khá, mô hình cánh đồng mẫu lớn ở xã Nghị Đức (Tánh Linh – Bình Thuận) còn giúp nông dân tiếp cận phương thức sản xuất lúa tiến bộ.
Thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã Quang Lộc huyện Can Lộc đã tăng cường vận động nhân dân du nhập thêm những đối tượng nuôi mới; trong đó nuôi chồn nhung là mô hình đang có triển vọng và đạt hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc trước đây của tỉnh Quảng Ngãi nay đã trở thành những cánh rừng bạt ngàn với sự tham gia có hiệu quả của hàng chục nghìn hộ nông dân. Nhiều hộ dân nhờ trồng rừng đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.