Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, năm 1978, nhiều hộ ND ở Hải Phòng đã rời quê hương đến vùng đất mới xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh lập nghiệp.
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp có hơn 83.000ha đất canh tác lúa, năng suất nhiều năm nay đã chạm trần đạt trên 13 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn lương thực/năm.
Chúng tôi thực sự ấn tượng và bị thuyết phục hoàn toàn khi đến tham quan trang trại nuôi heo siêu nạc của gia đình anh Văn Đức Thu ở thôn Hà Mỹ Tây, xã Điện Nam (Điện Bàn - Quảng Nam). Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, trang trại còn thú vị ở chỗ, mặc dù được nuôi trên vùng cát nóng nhưng lúc nào chuồng trại cũng mát lạnh...
Ở xã Quảng Công (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế), ai cũng biết ông Lê Đình Sản, từ nông dân nghèo vươn lên thành tỷ phú nhờ nghề trồng cây cảnh.
Ở tuổi 75, có điều kiện để nghỉ ngơi vui thú điền viên nhưng ông Trần Ngọc Nùng ở khu phố 4, phường 3, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) lại gắn bó với nghề nuôi ếch, cái nghề đem lại niềm vui, sức khỏe và thu nhập đáng kể cho gia đình.
Linh chi là loại thảo dược thượng hạng, nếu trồng thành công có thể hái ra tiền. Ở Quảng Ngãi, nấm linh chi đang được vun vén, chăm sóc bởi một cựu chiến binh trẻ tuổi từng là võ sĩ hạng nặng.
TP.Hà Nội đang có kế hoạch đầu tư thêm 4 vùng trồng rau an toàn (RAT) nhằm cung cấp nhiều rau sạch cho người dân thủ đô.
Thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới, trong thời gian qua trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đã du nhập được nhiều giống nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi Thỏ tại xã Cẩm Vịnh đã và đang triển vọng kinh tế cao.
Hưởng ứng phong trào dồn điền đổi thửa (DĐĐT) của huyện Sóc Sơn, hơn một năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Nam Sơn đã tích cực dồn đổi ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị đất canh tác.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Dòng sữa trắng làm đổi đời người dân trên thảo nguyên Mộc Châu (Sơn La). Cũng vì thế, người nuôi bò sữa ở vùng đất này tuân thủ rất nghiêm ngặt trình chuồng trại, thức ăn, vắt sữa, bảo quản, chế biến…để cho dòng sữa trắng sạch, thơm, mát lành đem lại cuộc sống ấm no cho họ.
Ba năm trở lại đây, trang trại chăn nuôi gà gia công của ông Lý Bảo ở thôn Thiết Tràng, xã Nhơn Mỹ (thị xã An Nhơn-Bình Định) được nhiều người biết đến như một điểm sáng về mô hình chăn nuôi quy mô lớn tại địa phương. Hiện, trang trại của ông đang nuôi 60.000 con gà đẻ trứng, lợi nhuận thu về trên 1,2 tỉ đồng/năm.
Từ hai bàn tay trắng, với sự quyết tâm, tinh thần chịu khó và kiên trì học hỏi, cựu chiến binh Trần Văn Hiền ở thôn 7, xã Ea Bhok (Cư Kuin - Đắk Lắk) đã vươn lên làm giàu từ mô hình chăn nuôi vịt khép kín, thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Theo báo cáo của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, hiện cả nước có 3.355 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 1.600 làng nghề được công nhận, gần 400 làng nghề truyền thống và hàng trăm nghệ nhân được phong tặng danh hiệu với 53 nhóm nghề. Đây là lực lượng có đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh các địa phương đang thi đua XDNTM.
Là con thứ năm trong gia đình có tám anh chị em, Dương Thế Công là một trong nhiều tấm gương thanh niên làm giàu từ mô hình VACR ở xã Yên Phú (Hàm Yên - Tuyên Quang). Mô hình của anh cũng đã thúc đẩy phong trào tuổi trẻ làm giàu trên quê hương.
Nuôi tôm trên cát ở nước ta đã và đang trải qua nhiều thăng trầm; nhiều mô hình thành công xen lẫn thất bại. Những mô hình ấy là bài học quý đối với sự phát triển hiệu quả và bền vững ngành thủy sản.
Mô hình liên kết mới giữa người chăn nuôi, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và ngân hàng đang thu hút sự quan tâm của nhiều người chăn nuôi.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HÐH nông nghiệp và nông thôn, tỉnh Bình Ðịnh đã chọn giải pháp tập trung sản xuất nông nghiệp chất lượng cao là hướng đi đột phá. Trong nhiều năm qua, các ngành chức năng quan tâm, triển khai thường xuyên, liên tục tạo bước chuyển biến quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ.
Nhiều nông dân ở một vùng quê vốn quen với cây lúa ở tỉnh Nam Định đã trở nên khá giả nhờ làm đèn ông sao bán vào dịp Tết Trung thu.
Không chỉ làm sống lại làng nghề đã mai một từ lâu, sự ra đời của HTX mây tre đan xuất khẩu Toàn Phong còn tạo việc làm cho rất nhiều lao động ở thôn Du Tràng, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh).