Tỉnh Hà Nam đã xác định công tác dồn điền, đổi thửa (DÐÐT) là mục tiêu quan trọng nhằm phục vụ CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới. Ðây chính là một trong những cơ sở để xây dựng nông thôn mới bền vững và toàn diện.
Ban quản lý dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Lifsap Đồng Nai) cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn “từ nông trại đến bàn ăn”, tỉnh đã thống nhất chọn các hộ chăn nuôi ở các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc và thị xã Long Khánh để xây dựng nhóm thực hành chăn nuôi tốt (GAHP).
Vụ nuôi tôm Xuân hè 2012, mặc dù trên nhiều địa phương trong tỉnh cũng như nhiều vùng trong cả nước gặp rất nhiều khó khăn trong nuôi tôm, đó là tình hình dịch bệnh đốm trắng, hội chứng tôm chết sớm (hay còn gọi là hội chứng gan tụy) diễn biến phức tạp; giá vật tư, thức ăn, con giống tăng cao...Tuy vậy, nhờ chú trọng đổi mới công nghệ nuôi, sự đầu tư bài bản và sự tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật nuôi nên hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Hải Minh - xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh đã thu hoạch thắng lợi vụ tôm Xuân Hè với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha.
Phát huy thế mạnh về kinh tế vườn đồi, những năm qua, Hội Làm vườn (HLV) Thái Nguyên đã vận động hội viên đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại, gia trại theo hướng hàng hóa tập trung. Nhờ vậy, đời sống của hội viên và nông dân được nâng cao, góp phần không nhỏ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của địa phương.
Với mục tiêu, toàn thành phố đã gieo trồng trên 64.000ha diện tích, giá trị đạt trên 2.500 tỷ đồng trong vụ Đông. Sở NN&PTNT Hà Nội cùng các huyện, thị xã đã đề xuất triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cho nông dân.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, năm 2012 Trung tâm giống thuỷ sản Hà Tĩnh đã tổ chức khảo nghiệm và xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản mới vào sản xuất đạt hiệu qủa từ đó đã góp phần đa dạng hoá cơ cấu giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh ta và nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân.
Hai người trẻ, nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đã nhanh chóng làm giàu, trở thành những điển hình tiên tiến.
Nghệ An là một trong những địa phương đang thực hiện có hiệu quả các mô hình nuôi trồng, khai thác thủy sản bằng việc đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng; hỗ trợ vốn cho người dân trong nuôi trồng trồng và cải hoán, sửa chữa tàu thuyền phục vụ đánh bắt thủy sản.
LTS: Mỗi người trong số họ chọn cho mình một cách làm giàu riêng, nhưng tất cả đều giống nhau về sự năng động, sáng tạo, dù có thất bại vẫn không từ bỏ ước mơ của mình...
Anh Lê Giang Phong (sinh năm 1977), ở thôn 4, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có niềm vui lớn là vừa chữa được bệnh của mình vừa có thu nhập cao nhờ trồng nấm linh chi.
Trương Văn Trị là người đầu tiên ở Việt Nam nuôi thành công một loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong nước ngọt, cung cấp hàng triệu cá giống cho nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Vào một ngày giữa tháng 8-2012, chúng tôi về thăm trang trại của anh Nguyễn Văn Sơn ở xóm 7, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Quả đúng như lời đồn, trang trại xanh mướt một màu của vườn chè, còn vườn cam chanh, cam bù và quýt trĩu quả hứa hẹn một mùa bội thu.
Chỉ qua 3 mùa vụ, “Cánh đồng mẫu lớn” đã dần được hiện thực hóa bằng một phong trào rộng khắp trên cả nước. Đã có những cánh đồng thực sự trở thành hình mẫu của một nền nông nghiệp mới, hiện đại hơn...
Vào mỗi phiên chợ Thất Khê (Tràng Định), ngoài mua bán các nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt, người ta vẫn không quên mua dăm bó hương “thổ”. Chẳng hiểu cái tên hương “thổ” bắt nguồn từ đâu, chỉ biết loại sản phẩm này được sản xuất lâu đời ở làng Nà Phiêng và Pắc Cắm xã Đại Đồng.
Để giúp nông dân nâng cao thu nhập, tạo ra những sản phẩm sạch có giá trị kinh tế và tính cạnh tranh cao, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình, trong đó mô hình nuôi cá lồng tại hồ chứa an toàn sinh học Suối Hai, Ba Vì cho hiệu quả kinh tế cao.
UBND tỉnh Quảng Nam đã vừa tổ chức thu hoạch thử nghiệm (tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn) và hội thảo rút kinh nghiệm từ mô hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai trên địa bàn, qua đó khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình, rút ra những kinh nghiệm quý để nhân rộng ra toàn tỉnh, tiến tới đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thời gian qua, nông dân ở Đại Lộc đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
Hiệu quả từ những mô hình nuôi tôm he chân trắng trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng sẽ là hướng đi mới cho người nuôi tôm. Tuy nhiên rất cần giải pháp để nhân rộng và phát triển đưa năng suất, sản lượng tôm ở tỉnh ta ngày càng tăng cao.
Trong những năm gần đây, nguồn thu từ mô hình nuôi yến tại nhà được ví như "hái" vàng của thiên nhiên ban tặng.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ vừa tiến hành xuống giống mô hình nuôi cá vược (cá chẽm) trong ao