Sau 2 năm thực hiện, các mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã thu hút được 100.000 người tham gia, bởi đều gắn với giải quyết việc làm tại chỗ.
“Trâu ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”- câu tục ngữ từ ngàn xưa về giá trị ngành nghề đã được ông cha ta khẳng định. Vì thế, nghề được xem như lối thoát, là cứu cánh để làm kế sinh nhai. Hơn thế nữa, nghề đựơc trau dồi, đạt được đỉnh cao của kỹ thuật thì sẽ trở thành là nghệ nhân có tay nghề giỏi “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, có thể tạo nên nguồn thu nhập cao cho gia đình, nhất là trong bối cảnh hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá và ảnh hưởng của thiên tai gây sạt lở mất nhiều diện tích thì việc đào tạo nghề cho nông dân là việc làm hết sức cần thiết.
Từng con nhím di chuyển chậm chạp trong các ngăn chuồng không rộng lắm.. Khi có người đến gần, lông tua tủa nhọn hoắc xù lên như để tự vệ theo bản năng. Đây là cơ sở nuôi nhím của chị Trần Thị Tứ ở Xóm Trà Dương xã Quang Lộc (Can Lộc) cũng là một trong 3 mô hình nuôi nhím của Xã Quang Lộc.
Huyện Cẩm Xuyên với lợi thế sản xuất nông nghiệp thu nhập của người dân quanh đi quẩn lại chỉ dựa vào cây lúa. Tuy nhiên sau khi huyện triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) với cách làm mới đã khơi dậy ý chí của người dân từ nhận thức đến hành động. Kết quả rõ rệt bộ mặt nông thôn đã dần đổi thay nhờ hình thành nhiều mô hình kinh tế mới đưa lại thu nhập cao cho người dân.
Nghề chăn nuôi hươu đang được lãnh đạo huyện Hương Sơn - huyện trung du, miền núi của tỉnh Hà Tĩnh và người dân nơi đây đầu tư phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, và bước đầu đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Năm 1972, người thanh niên vừa tròn 18 tuổi Lê Viết Hừng xã Kỳ Lâm, Kỳ Anh, Hà Tĩnh tình nguyện lên đường ra chiến trận. Sau 4 năm chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh, năm 1976 rời quân ngũ trở về quê hương với tỷ lệ thương tật trên 41%. Sau nhiều năm lăn lộn “lên rừng -`xuống biển” với đủ thứ việc làm và gặp không ít khó khăn, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, anh vẫn vượt lên bệnh tật để đầu tư phát triển kinh tế. Khu vực đập Cơn Rê, thôn Đông Hà, xã Kỳ Lâm, được anh chọn xây dựng kinh tế trang trại.
Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM Hà Tĩnh vừa kiểm tra xây dựng NTM tại huyện Kỳ Anh - huyện có tới 5 xã phải chuyển đi nơi ở mới lên khu tái định cư, vì vậy việc bố trí lại sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
Là đơn vị trực thuộc quản lý của Tập đoàn CNCSVN, 14 năm qua Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách để ngày hôm nay có được những dòng vàng trắng tuôn chảy trong niềm phấn khởi của tập thể lãnh đạo, CNVC toàn Cty.
Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.
Trong những năm qua, Thạch Tân, từ một vùng đất vốn nghèo khó đang từng bước vươn lên mạnh mẽ và trở thành một trong những điểm sáng trong bức tranh nông thôn mới (NTM) ở huyện Thạch Hà.
an Chỉ đạo Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (NTM) T.Ư vừa tiến hành tổng kết Chương trình xây dựng NTM tại 11 xã điểm.
Nhìn cảnh ngỗn ngang của hàng loạt các chương trình, dự án đã và đang được triển khai xây dựng trên địa bàn xã Yên Hồ, cùng với một không khí thi đua, khẩn trương, sôi nổi của bà còn nhân dân nơi đây đã nói lên sức nóng và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Cùng với bước chuyển mình của quê hương trong công cuộc đổi mới, những năm gần đây, người dân nghèo trên vùng bãi ngang Kỳ Xuân (Kỳ Anh) đã không ngừng cố gắng biến quyết tâm thoát khỏi đói nghèo thành những việc làm cụ thể. Những mô hình phát triển kinh tế xuất hiện trên địa bàn ngày càng nhiều và HTX Chế biến nước mắm của phụ nữ Kỳ Xuân là một trong những mô hình tiêu biểu.
Cẩm Minh (Cẩm Xuyên) là xã miền núi nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đa phần là hộ nghèo và cận nghèo. Mấy năm gần đây, nhờ phát triển kinh tế rừng mà đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt.
Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, huyện Hương Sơn sản phẩm chủ lực hàng hoá trong chăn nuôi để tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính mang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều nông dân, đặc biệt giúp hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo.
Mới gia nhập Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, bước đầu còn gặp vô vàn khó khăn, nhưng hơn 4 năm qua CBCNV Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực đưa diện tích cây cao su phát triển nhanh trên 4 huyện.
Vào một ngày đầu xuân Nhâm Thìn theo chân anh Trần Hoài Đức, Trưởng Phòng nông nghiệp &PTNT huyện Đức Thọ chúng tôi đến xã Đức Dũng, nơi đây chỉ có duy nhất một chuồng nuôi gà kín trên diện tích gần 400 m2 của ông Nguyễn Doãn Huyến nằm xen giữa cánh đồng gần 1ha của gia đình. Mô hình không chỉ cho thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi lứa 45 ngày mà còn là điển hình về nuôi gà giống mới trong chuồng kín (điều khiển nhiệt độ) giảm nguy cơ dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở tỉnh ta.
Được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân. Từ thực tiễn triển khai Chương trình đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh việc triển khai xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
“Một lần tình cờ xem Chương trình nông nghiệp – nông thôn trên Đài truyền hình tỉnh giới thiệu về mô hình nuôi nhím, nhận thấy nhím có ưu điểm