18:06 EST Thứ năm, 19/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điều hành - Tác nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần

Thứ sáu - 19/10/2012 22:42
3 trường hợp xem xét điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng mức bồi dưỡng cho người lao động lĩnh vực đặc thù; trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;... là những thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần từ ngày 15-19/10/2012.
 

 

Ảnh minh họa
3 trường hợp xem xét điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh
 

Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xem xét điều chỉnh trong 3 trường hợp: 1- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; 2- Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương; 3- Khi có biến động giá của các yếu tố đầu vào.

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là số tiến phải trả cho mỗi dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện theo lộ trình.
Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2012, năm 2013 giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở các chi phí trực tiếp sau: 1- Tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định); 2- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ; 3- Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; 4- Chi phí trả phụ cấp thường trực, chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.
Giai đoạn 2014 - 2017, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở các khoản chi phí nêu trên, đồng thời tính cả chi phí về tiền lương; chi phí nhân công thuê ngoài (nếu có), chi phí đặc thù; khấu hao tài sản cố định; chi phí gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện.
Trong đó, năm 2014-2015, chi phí tiền lương chỉ tính 30% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến Trung ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
Còn từ năm 2016-2017 được tính 100% Quỹ tiền lương cơ bản đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến huyện còn lại.
Nghị định nêu rõ, giai đoạn từ năm 2018 trở đi, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" với những nội dung đẩy mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện việc tổ chức công vụ gọn, nhẹ; giảm quy mô công vụ, tránh chồng chéo, tiếp tục tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt Danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch. Bên cạnh đó, tiến hành sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức...
Theo Đề án, sẽ từng bước đổi mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt. Trước mắt, nghiên cứu quy định cho phép các cơ quan hành chính được ký hợp đồng lao động có thời hạn tối đa là 1 năm đối với một số vị trí để đáp ứng ngay yêu cầu của hoạt động công vụ. Về lâu dài, cần nghiên cứu sửa Luật cán bộ, công chức theo hướng có chế độ công chức hợp đồng.
Bên cạnh đó, đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm. Thí điểm chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo, quản lý.
Nâng mức bồi dưỡng cho người lao động lĩnh vực đặc thù
Nội dung này được thể hiện trong Quyết định 43/2012/QĐ-TTg sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước.
Theo quy định mới, tăng chế độ ăn định lượng tính thành tiền theo ngày làm việc thực tế. Cụ thể gồm 5 mức: 77.000 đồng/ngày; 93.000 đồng/ngày; 108.000 đồng/ngày; 170.000 đồng/ngày; 232.000 đồng/ngày.

Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2020, phấn đấu số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt khoảng 2.000 doanh nghiệp. Đó là mục tiêu phát triển của Đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề án hướng đến mục tiêu đẩy nhanh phát triển số lượng và nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có thể cung ứng được khoảng 50% nhu cầu nội địa hóa ở các lĩnh vực khác nhau của các ngành công nghiệp chế tạo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu minh bạch tiến độ xử lý văn bản

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc minh bạch tiến độ xây dựng, ban hành, xử lý văn bản trên mạng dùng riêng của cơ quan hành chính nhà nước.
Thực chất đây là việc tạo công cụ cho các cán bộ, cơ quan khi tham gia xử lý công việc trong mạng thông tin điện tử dùng riêng của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước theo dõi được tiến độ xử lý văn bản, hồ sơ công việc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đây là nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện công khai, minh bạch tiến độ xử lý hồ sơ công việc trong toàn hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm thúc đẩy quá trình xử lý văn bản nhanh hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành nói riêng và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung; đồng thời góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những vướng mắc có thể nảy sinh do quá trình xử lý văn bản.

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 có mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020; hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015.
Chương trình cũng đặt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2015 và xuống dưới 10% vào năm 2020.
Đồng thời, phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển lên 80% vào năm 2015 và lên 85% vào năm 2020.

Quy hoạch thủy lợi 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được thực hiện trong phạm vi 11 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2,1 triệu ha.
Phạm vi thực hiện gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2,1 triệu ha, dân số khoảng 19,8 triệu người.
Quy hoạch sẽ đề xuất các giải pháp tổng thể thủy lợi nhằm chủ động phòng, chống lũ, chống ngập, ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn cho nhân dân (đặc biệt là thủ đô Hà Nội), thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu, đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho dân cư vùng đồng bằng sông Hồng (với quy mô dân số vào năm 2050 dự kiến khoảng 30 triệu người), đáp ứng nhu cầu nước cho công nghiệp, môi trường, du lịch, dịch vụ…

Cứu hộ tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ

Theo quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.
Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng PCCC khác, đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất.
Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
Lực lượng PCCC thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ gồm: 1- Lực lượng dân phòng; 2- Lực lượng PCCC cơ sở; 3- Lực lượng PCCC chuyên ngành; 4- Lực lượng Cảnh sát PCCC. Trong đó, lực lượng Cảnh sát PCCC là lực lượng chuyên nghiệp thường trực cứu nạn, cứu hộ.
Đầu tư xây dựng 45 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định
Theo Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, từ nay đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 45 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ hiện có.
 

Trong đó có 11 trạm đặt trên quốc lộ 1; 4 trạm đặt trên đường Hồ Chí Minh; 2 trạm đặt trên quốc lộ 3; 2 trạm đặt trên quốc lộ 6;... Một trong những nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định là hạn chế việc đặt Trạm trong phạm vi nội thành, nội thị các đô thị để chống ùn tắc giao thông.
 
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định sẽ áp dụng các công nghệ hiện đại, bảo đảm kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn xe một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; hạn chế tối đa sự tác động, can thiệp trực tiếp của con người vào quá trình kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn xe tại Trạm.
Rà soát việc quản lý, lưu hành ô tô biển số ngoại giao
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ: Ngoại giao, Tài chính, Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện rà soát lại ngay việc quản lý, lưu hành, xử lý đối với vi phạm của xe ô tô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài thời gian vừa qua.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải rà soát lại trách nhiệm của các Bộ trong quản lý; báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương thức quản lý, phân công trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát đăng ký, lưu hành xe ô tô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài ở nước ta, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Trước ngày 25/10/2012, Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng và ban hành Quy định việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe 2,3 bánh gắn máy của các đối tượng được hưởng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
Hoàng Diên
Theo 
baodientu.chinhphu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 264


Hôm nayHôm nay : 39977

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 827193

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72509902