11:33 EDT Thứ sáu, 14/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điều hành - Tác nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng hơn 1,5 lần mức hỗ trợ dân sau thiên tai, dịch bệnh

Chủ nhật - 30/12/2012 23:05
Ngày 30/12, chính sách mới về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, các mức hỗ trợ sẽ được tăng khoảng từ 1,5-2 lần so với trước đây.

 

Nâng hơn 1,5 lần mức hỗ trợ dân sau thiên tai, dịch bệnh
Hàng nghìn hộ dân đã được hỗ trợ khôi phục sản xuất - Ảnh minh họa

Việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh đã được thực hiện từ năm 2010 theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Lương, Trưởng phòng quản lý phòng, chống lụt bão, Tổng Cục thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức hỗ trợ thiệt hại quy định tại Quyết định 142/2009/QĐ-TTg được xây dựng từ năm 2009, hiện quá thấp so với thực tế, đặc biệt đối với lĩnh vực thủy sản. Do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu khôi phục sản xuất sau thiên tai. Một số cây trồng, vật nuôi của nông dân (như mạ lúa thuần, mạ lúa lai…) cũng chưa được xem xét hỗ trợ.

Vì thế, với Quyết định 49/2012/QĐ-TTg có hiệu lực từ 30/12, việc nâng mức hỗ trợ sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người nông dân khôi phục lại sản xuất sau những mất mát do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Ông Lương cho biết, theo mức hỗ trợ mới được thực hiện từ năm 2013, ước tính bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước cần chi khoảng 750 tỷ đồng, trong đó thủy sản là 350 tỷ đồng, các loại giống khác là 400 tỷ đồng.

Thời gian qua triển khai quyết định hỗ trợ nhân dân khắc phục thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương trong cả nước đã chủ động hỗ trợ hàng nghìn hộ dân bị thiệt hại. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ người nghèo vì đối tượng này thường không có khả năng khôi phục sản xuất khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg, từ 30/12/2012, diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha thay cho mức 1 triệu đồng/ha; nếu thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha thay mức 500.000 đồng/ha.

Mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể, gia cầm sẽ được hỗ trợ từ 10.000-20.000 đồng/con thay mức 7.000 – 15.000 đồng/con giống. Lợn được tăng mức hỗ trợ từ 500.000 đồng/con giống lên mức 750.000 đồng/con.

Thiệt hại về trâu, bò, ngựa được tăng gấp đôi mức hỗ trợ, từ 2 triệu đồng/con giống lên mức 4 triệu đồng/con...

Với hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng do mưa lụt; hàng trăm nghìn gia súc, gia cầm bị chết do dịch bệnh, sự hỗ trợ này của Nhà nước đã phần nào làm vơi đi khó khăn của người nông dân.

Bà Bùi Thị Biêu, một trong những người dân có trâu bị thiệt hại do rét đậm, rét hại ở xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho biết "Đối với người nông dân chúng tôi, con trâu là đầu cơ nghiệp. Vì vậy việc trâu chết gây thiệt hại rất lớn đối với gia đình tôi. Cùng với số tiền hỗ trợ của Chính phủ tôi đã mua một con nghé, đến nay nó giúp ích rất nhiều trong công việc đồng áng".

Ông Hoàng Thái, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng chia sẻ, Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, vào mùa đông, nhiệt độ xuống rất thấp nên hàng năm thường gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi của địa phương. Gần đây nhất là năm 2011 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 trận rét liên tiếp kéo dài 33 ngày. Mặc dù người dân đã cố gắng bảo vệ vật nuôi của gia đình nhưng trước sự khắc nghiệt của thời tiết đã làm chết 32.750 con gia súc. Nhờ có sự hỗ trợ của Chính phủ, đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng có gia súc và cây trồng bị thiệt hại đã vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

Theo thống kê của 36/63 tỉnh thành trên cả nước, lĩnh vực thực hiện hỗ trợ nhiều nhất khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh là trồng trọt, chăn nuôi. Cụ thể là đã có 98.893 ha cây trồng, 147.000 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại đã được hỗ trợ.

Tính đến cuối tháng 10/2012, tổng số kinh phí mà các địa phương đã triển khai hỗ trợ là 513, 37 tỷ đồng; trong đó một số tỉnh có kinh phí thực hiện lớn như Thanh Hóa (74,91 tỷ đồng); Hà Tĩnh (42,25 tỷ đồng); Thái Nguyên (38,69 tỷ đồng); Cao Bằng (32,57 tỷ đồng);...

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129


Hôm nayHôm nay : 44382

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 896543

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62978765