16:11 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp hộ nghèo xây chòi tránh lũ

Thứ tư - 05/09/2012 03:44
Cùng với 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ cho triển khai thí điểm xây dựng 100 chòi tránh lũ tại 2 xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ lụt. Xác định ý nghĩa của chương trình đậm tính nhân văn, đồng thời là giải pháp để mở rộng việc nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó lũ lụt cho người dân vùng "rốn lũ", hơn 2 tháng qua, ngành xây dựng cùng các huyện được chọn đã triển khai các bước chuẩn bị để sớm khởi công xây dựng công trình.

 

Theo ông Phan Lê Hùng - Phó Phòng Kiến trúc - Quy hoạch xây dựng, Sở Xây dựng Hà Tĩnh, ngay sau khi có Công văn 1943/UBND-XD1 ngày 21/6/2012 của UBND tỉnh về việc giao Sở chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất 2 xã miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao ở vùng thường xuyên bị ngập lụt của 2 huyện Hương Sơn và Hương Khê để triển khai làm điểm, Sở Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương có tên trên đề xuất 50 hộ nghèo ở xã Phương Mỹ (Hương Khê) và 50 hộ nghèo ở xã Sơn Thịnh (Hương Sơn) tham gia chương trình.

Giúp hộ nghèo xây chòi tránh lũ
Mô hình chòi tránh lũ cho người và cho gia súc do Viện Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng Hà Tĩnh thiết kế

Tuy nhiên, do Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện để hộ gia đình được hỗ trợ ngoài tiêu chí hộ nghèo còn phải là hộ chưa có nhà ở kiên cố (có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6 m tính từ nền nhà) dẫn đến xã Phương Mỹ không chọn đủ 50 hộ theo giới hạn cho phép (thực tế chỉ chọn được 28 hộ), buộc tỉnh phải kiến nghị với Bộ Xây dựng cho mở rộng đối tượng sang hộ cận nghèo hoặc cho triển khai thêm ở một xã lân cận.

"Kiên định đối tượng hỗ trợ chỉ là hộ nghèo nên Bộ quyết định cho Hà Tĩnh và nhiều tỉnh khác được triển khai thêm ở một xã lân cận thay vì mở rộng thêm đối tượng hộ cận nghèo. Theo đó, huyện Hương Khê có thêm xã Hòa Hải tham gia chương trình với danh sách được duyệt là 22 hộ", ông Hùng cho hay.

Song song với việc lập danh sách đối tượng hỗ trợ, thời gian qua, Sở Xây dựng cũng chỉ đạo Viện Quy hoạch - Kiến trúc Xây dựng khẩn trương thiết kế và lập dự toán một số mẫu nhà chòi tránh lũ đảm bảo diện tích xây dựng sàn lớn hơn 10 m2, giá thành không thấp hơn 30 triệu đồng/chòi.

Giúp hộ nghèo xây chòi tránh lũ
Với những hộ không chăn nuôi gia súc thì có thể chọn mô hình chòi chỉ tránh lũ cho người kiểu này

Ông Nguyễn Việt Hùng - Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Xây dựng Hà Tĩnh cho biết, cũng như tham gia thiết kế cơ sở hạ tầng xã hội trong chương trình xây dựng nông thôn mới, khi nhận nhiệm vụ này, Viện rất chú trọng đầu tư thiết kế theo hướng đơn giản, chắc chắn mà vẫn đủ công năng sử dụng. Với cách tiếp cận cuộc sống của người dân vùng lũ tỉnh ta chủ yếu vẫn lấy "con trâu là đầu cơ nghiệp" nên Viện đã thiết kế 2 mẫu nhà chòi tránh lũ cho người kết hợp gia súc và 1 mẫu nhà chòi chỉ tránh lũ cho người. Mẫu chòi tránh lũ cho người kết hợp gia súc có tổng diện tích 2 sàn khoảng hơn 20 m2, trong đó: tầng 1 có diện tích khoảng hơn 10 m2, cao hơn 2,7 m so với mặt đất là không gian tránh lũ cho gia súc, gia cầm; tầng 2 có diện tích gần 10m2, cao 1,8m là không gian tránh lũ dành cho người, ngoài ra tầng này còn là kho chưa lương thực thực phẩm hàng ngày; giao thông theo phương đứng, từ mặt đất lên tầng 1 cơ cấu giao thông bằng bản thang BTCT rộng 1 m, lan can tay vịn bố trí một bên, bậc thang 450x250 mm đảm bảo cho gia súc thuận tiện lên xuống khi tránh lũ lụt… Với mẫu chòi chỉ tránh lũ cho người thì đơn giản hơn, thiết kế dạng nhà sàn được đỡ trên 4 cột bê tông cốt thép, phần nền móng được tôn cao 30cm, sàn tầng 2 cao 3,3m, mái lợp tôn, xà gồ thép…

"Mỗi mẫu thiết kế đều có những công năng và giá trị thẩm mỹ riêng nên người dân có thể tham khảo và điều chỉnh theo hướng tôn cao sàn hay mở rộng diện tích tùy thuộc túi tiền của mình nhưng nhiều nhất cũng chỉ hơn 40 triệu đồng/căn là mức đầu tư phù hợp", Viện trưởng Hùng cho biết thêm.

Giúp hộ nghèo xây chòi tránh lũ
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dân có thể chọn cho mình mô hình phù hợp nhưng giá thành xây dựng chỉ chênh lệch trong khoảng 10 triệu đồng

Theo tổng hợp của Sở Xây dựng Hà Tĩnh, đến nay, các địa phương cơ bản chốt danh sách số hộ tham gia thực hiện chương trình; Viện Quy hoạch - Kiến trúc Xây dựng Hà Tĩnh cũng đã hoàn chỉnh các mẫu thiết kế - dự toán để các xã giới thiệu cho người dân tham khảo, lựa chọn. Chiếu theo lộ trình của Bộ Xây dựng, Hà Tĩnh đã hoàn thành bước một sớm hơn 1 tháng.

Với những thuận lợi bước đầu, tin rằng, các địa phương hưởng lợi tiếp tục làm tốt công tác phân bổ vốn (1 tỷ đồng) cũng như phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội cùng cấp trong việc giải ngân vốn vay để các hộ dân bắt tay xây dựng công trình đảm bảo quy mô, chất lượng. Đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng được, đề nghị UBND xã chỉ đạo Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ để từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh xây dựng 30/100 chòi và phấn đấu hoàn thành 70 hộ còn lại trước tháng 3/2013.

 

Theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thì mỗi hộ tham gia chương trình được ngân sách trung ương hỗ trợ 10 triệu đồng; nếu có nhu cầu thì được vay tối đa 10 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất vay 3%/năm (thời hạn vay 10 năm, trong đó thời gian ân hạn 5 năm, thời gian trả nợ 5 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả mỗi năm tối thiểu 20% tổng số vốn đã vay); 10 triệu đồng còn lại do đóng góp của hộ gia đình và huy động các nguồn vốn khác từ cộng đồng.

 Hải Xuân
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1149443

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71376758