08:03 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh huy động mọi nguồn lực

Thứ ba - 08/05/2012 00:18
Theo kế hoạch đề ra từ nay đến cuối năm 2013, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 13 xã điểm thuộc 12 huyện, thị, thành phố (trong đó có 1 xã điểm Trung ương) về đích NTM, và phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã trong toàn tỉnh đạt 19 tiêu chí NTM.
Mô hình trồng hoa tại huyện Thạch Hà góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ 30-40 triệu đồng/năm

Để thực hiện được mục tiêu trên Hà Tĩnh đã tận dụng mọi điều kiện thuận lợi, huy động tối đa mọi nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, người dân để thực hiện thành công từng tiêu chí một.

Ông Trần Huy Oánh, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài việc phân bổ hợp lý ngân sách Trung ương, tỉnh cho các địa phương, BCĐ XD NTM của tỉnh đã đứng ra kêu gọi được gần 100 tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ, đỡ đầu cho các địa phương; huy động nguồn lực trong dân với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện chúng tôi đang tiếp tục lên phương án tìm kiếm đơn vị đỡ đầu, tài trợ cho các xã còn lại”.

Bà Nguyễn Thị Diên, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết: “Ngân hàng chúng tôi đã nhận đỡ đầu cho xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc với số tiền 3 tỷ đồng giúp xã XD trạm y tế. Đây là hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi chung tay góp sức XD NTM của tỉnh, cũng là một việc làm thiết thực giúp đỡ người dân có điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn”.

Việc đẩy mạnh huy động nguồn lực thời gian qua cũng đã góp phần giúp BCĐ XD NTM Hà Tĩnh rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc triển khai XD NTM trên địa bàn.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay: “Qua một thời gian triển khai thực hiện chúng tôi nghiệm ra một điều, muốn XD NTM thành công đòi hỏi phải làm một cách bài bản, không thể vì thành tích mà nóng vội. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn các tiêu chí chính, là lợi thế của địa phương mình để thực hiện trước và nhất quyết đạt tiêu chí nào phải đảm bảo bền vững tiêu chí đó”.

Cũng theo ông Sơn, với đặc thù hơn 85% dân số làm nông nghiệp nên hiện nay hầu hết các xã trong toàn tỉnh đang tập trung thực hiện các tiêu chí như giao thông, thuỷ lợi, thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, giáo dục...

Về tiến độ XD NTM, đến thời điểm này đã có 233/235 xã (đạt 99%) phê duyệt đồ án quy hoạch, đề án XD NTM và đề án phát triển SX nâng cao thu nhập cho người dân; 146/235 xã tổ chức công bố quy hoạch, hoành thành cắm mốc chỉ giới. Có 2 xã (Gia Phố, huyện Hương Khê và Thiên Lộc, huyện Can Lộc) đạt 17/19 tiêu chí; 1 xã đạt 16 tiêu chí; 21 xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí; 140 xã đạt 5-9 tiêu chí và 71 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu đến cuối năm 2012 sẽ có 2 xã Thiên Lộc (Can Lộc) và Tùng Ảnh (Đức Thọ) hoàn thành 19 tiêu chí NTM (vượt kế hoạch 1 năm so với kế hoạch). Để đẩy nhanh được tiến độ XD NTM cho các xã còn lại, năm 2012, chúng tôi phấn đấu huy động gần 200 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 96,904 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đạt trên 80 tỷ và huyện hơn 48 tỷ đồng”, ông Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Song song với việc thực hiện các tiêu chí, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức 2 cuộc hội thảo về sử dụng hiệu quả vốn XD NTM và cơ chế huy động, lồng ghép các chương trình, dự án trong XD NTM; tổng kết hàng chục mô hình điển hình giỏi, tiêu biểu. Phối hợp với các huyện, thị, thành phố, Trung tâm dạy nghề tổ chức 49 lớp đào tạo nghề cho hơn 2.100 học viên với các ngành nghề như sửa chữa cơ khí nông nghiệp; nghề nấu rượu; nuôi gà, lợn; mây tre đan xuất khẩu... tại các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Thạch Hà, Vũ Quang.
Đặc biệt, để hoàn thành bền vững tiêu chí 10 (thu nhập) và 13 (hình thức tổ chức SX), tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo huyện Hương Sơn triển khai thực hiện 3 cánh đồng mẫu lúa ở 3 xã với quy mô 30 ha/cánh đồng và 5 cánh đồng mẫu lạc quy mô 5 ha/cánh đồng; khảo sát, lựa chọn 130 cơ sở đăng ký chăn nuôi hươu với quy mô từ 10-50 con/cơ sở. Huyện Đức Thọ, quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao vụ hè thu quy mô 630 ha. Hoàn thành quy hoạch vùng chăn nuôi tôm công nghệ cao 460 ha đối với huyện Cẩm Xuyên...
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 156/223 xã đã hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2, bình quân sau chuyển đổi mỗi hộ sử dụng từ 2-3 thửa so với 6 thửa/hộ trước chuyển đổi. Việc chuyển đổi ruộng đất lần 2 đang góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng SX lúa, rau chất lượng cao; chăn nuôi lợn, hươu, gà... theo quy mô trang trại, gia trại.
 Thanh Nga
Báo Nông nghiệp Việt Nam


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 49879

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 165749

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60487706