02:11 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quân đội tham gia xây dựng nông thôn mới: Góp phần tạo "sức sống mới" cho dân

Thứ hai - 24/09/2012 20:07
Thực hiện phong trào "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới", các cán bộ của Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh An Giang đã luôn phải "vòng đi, vòng lại" các địa phương để nghiên cứu thực tiễn, thống nhất cách làm. Thống nhất rồi, lại xuất hiện băn khoăn: Đó là những lúc địa phương cần, bộ đội lại đang trong chương trình huấn luyện thì sao? Băn khoăn trên được chuyển lên Bộ tư lệnh Quân khu 9, đồng chí Tư lệnh Quân khu chốt: "Ưu tiên giúp dân, sau đó về lập kế hoạch huấn luyện bù".

Bộ đội Trung đoàn 962 (Quân khu 9) vớt lục bình, khai thông dòng chảy kênh mương cho địa phương.   Ảnh: An Giang
 
"Cho cần câu chứ không cho con cá"
Quân khu 9 được chọn là đơn vị chỉ đạo điểm phong trào thi đua Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới của toàn quân. Xuất phát từ sự tin tưởng của trên và trách nhiệm của mình, Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu xác định rõ: Cần phải thông qua phong trào này làm điểm nhấn, tiếp tục khẳng định vai trò của quân đội, của LLVT Quân khu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ miền Tây Nam Bộ.
Đại tá Ngô Văn Ba, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9 cho chúng tôi hay: “Về tiến độ thực hiện, công tác chỉ đạo điểm và tổ chức phát động thi đua, Quân khu đã lên phương án, mốc thời gian rõ ràng, phần việc cụ thể. Giai đoạn 1 sẽ diễn ra từ năm 2012 tới năm 2015; giai đoạn 2 kéo dài từ năm 2016 tới năm 2020. Quân khu đã chọn Bộ CHQS tỉnh An Giang và Lữ đoàn Công binh 25 để chỉ đạo điểm. Với các công trình trọng điểm giúp dân, làm xong công trình nào phải tạo được dấu ấn, gắn bảng biển rõ ràng”.
Trên địa bàn Quân khu 9 có nhiều tỉnh nghèo như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng. Tỉnh An Giang thì có một số xã nghèo, ở vùng sâu, vùng xa. Từ nhiều năm qua, lãnh đạo Quân khu 9 xác định rõ, phải giúp dân thoát nghèo bền vững, "cho cần câu chứ không cho con cá". Các đơn vị cử người xuống hỗ trợ bà con nông dân làm đồng, thủy lợi, kênh mương… xác định sau 2 đến 3 năm phải xóa nghèo, thay đổi đời sống người dân có tính "bước ngoặt", tạo ấn tượng tốt đẹp, rõ nét và bền vững. Vì thế, các đơn vị trong Quân khu đều tập huấn, quán triệt 5 nhóm nhiệm vụ quân đội tham gia xây dựng nông thôn mới, không khuyến khích giao tiền mặt, không giao gạo, thực phẩm... trừ những trường hợp đặc biệt.        
Việc giúp dân phải rõ ràng, thiết thực
Theo Đại tá Nguyễn Huy Hoàng, Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh An Giang: “Thực ra, trong nhiều năm qua bộ đội đã gần dân, giúp dân nhiều việc, nay vẫn là tinh thần vì nhân dân nhưng theo những tiêu chí cụ thể hơn”.
Đại diện Bộ CHQS tỉnh An Giang đã ký kết nội dung tham gia thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới với chính quyền của 3 xã điểm, gồm xã Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn), xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) và xã Tân Lợi (huyện Tịnh Biên). Theo lộ trình giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015, LLVT tỉnh sẽ tham gia bằng các công trình, phần việc cụ thể theo 5 nhóm nội dung đã được xác định với công sức bộ đội và số tiền hơn 700 triệu đồng.
Với xã Tân Lợi, LLVT tỉnh sẽ giúp nâng cấp đường giao thông thuộc ấp Tân Long 3 (thực hiện ngay trong tháng 8-2012), có chiều dài 1,2km, với 700 ngày công, tương đương 70 triệu đồng. Năm 2013 sửa chữa nâng cấp đường giao thông Láng Cháy-Trà Sư, thuộc ấp Tân Thuận, với 900 ngày công, tương đương 90 triệu đồng… Với xã Lương Phi, trong năm 2012 sẽ được nâng cấp đường giao thông Bến Bò dài 2,2km, với 1.400 ngày công, tương đương 140 triệu đồng. Năm 2013, nâng cấp đường giao thông Bến Cây Dầu với 1.600 ngày công. Xã Vĩnh Phú sẽ được nâng cấp đường giao thông Xẻo Nín dài 0,8km, với 600 ngày công… Ngoài ra, trong năm 2013, người dân nghèo ở cả ba xã trên sẽ được khám bệnh và cấp thuốc. Bộ CHQS tỉnh cũng sẽ tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng 3, 4, 5; giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp, tham gia củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh.
Ở An Giang, tháng 9 lịch sử này, hòa lẫn với màu xanh của rừng dừa, của ruộng đồng là màu xanh của những đoàn quân tiến về mọi nẻo thôn, ấp, cùng với chính quyền và nhân dân địa phương khơi dậy sức sống mới ở những làng quê.    

Theo số liệu điều tra mới nhất, tỉnh An Giang có tổng dân số 2.150.282 khẩu, với 455.901 hộ. Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số (đồng bào Khơ-me, Chăm, Hoa), với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Đồng bào thiểu số đông nhất là dân tộc Khơ-me, sống tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với khoảng hơn 86.500 người.
Đoàn Quân Hùng
Theo qdnd.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 26921

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 977950

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72660659