02:11 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 26/09/2012 21:17
Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó có thể nói các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn là lực lượng nòng cốt, tham gia tích cực và có hiệu quả thiết thực, đặc biệt là trong thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình đồng hành cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM, các DN cũng đối mặt với không ít những khó khăn thách thức, cần phải có sự nghiên cứu và hỗ trợ phù hợp từ phía Nhà nước.

 

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 800, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình MTQG xây dựng NTM của Hà Tĩnh đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; thực sự đi vào chiều sâu; có tác động sâu sắc đến đời sống mọi mặt của cư dân ở khu vực nông thôn. Trong đó, đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân được chú trọng chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả thiết thực…

Cùng với sự nỗ lực tập trung chỉ đạo, điều hành có hiệu quả của Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM và Văn phòng điều phối từ tỉnh đến cơ sở, phải kể đến vai trò có tính nòng cốt của đội ngũ các DN trên địa bàn tỉnh trong quá trình đồng hành cùng địa phương xây dựng NTM.

Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Các mô hình nuôi trồng thủy sản luôn có sự đồng hành của doanh nghiệp

Bằng những tư duy và hành động thiết thực, hiệu quả, doanh nghiệp đã tập trung giúp đỡ và hỗ trợ các địa phương triển khai chương trình xây dựng NTM dưới nhiều hình thức như: ủng hộ về tinh thần và vật chất; đầu tư trực tiếp về nông thôn; cam kết sử dụng lao động; giúp nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Các công ty, ngân hàng đóng trên địa bàn tỉnh cũng đã triển khai nhiều chương trình về an sinh xã hội, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội như đường giao thông, trường học, trạm tế, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà ở hộ nghèo… với giá trị hàng chục tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Là đơn vị tiên phong trong quá trình đồng hành cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM, Tổng công ty KS&TM được tỉnh tín nhiệm giao cho trọng trách là lực lượng nòng cốt trong thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

Theo ông Dương Tất Thắng - Tổng Giám đốc công ty thì, đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề, nhưng được sự tin tưởng của Ban chỉ đạo tỉnh, Tổng công ty sẽ nỗ lực cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân đưa chăn nuôi lợn từng bước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, góp phần thực hiện thành công chương trình MTQG xây dựng NTM.

Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Trang trại chăn nuôi kết hợp của HTX Đông Tiến ở xã Thạch Thắng (Thạch Hà) là một trong những mô hình chăn nuôi vệ tinh quy mô lớn của Tổng Cty KS&TM Hà Tĩnh

Trong hơn 2 năm qua, Tổng công ty KS&TM Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp với các địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh để đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh đến với các vùng quê, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Sự hỗ trợ đắc lực về vốn và con giống theo hình thức liên kết của Tổng công ty đã giúp nhiều hộ dân có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ một vài mô hình thí điểm ban đầu, đến nay đơn vị đã xây dựng được 24 mô hình chăn nuôi lợn vệ tinh trên toàn tỉnh. Có những mô hình đạt tới quy mô trên 1.000 con.

Bên cạnh đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều tích cực hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” và các văn bản của UBND tỉnh về việc các cơ quan, đơn vị nhận đỡ đầu, tài trợ cho các địa phương xây dựng NTM.

Thời gian qua, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã nhận đỡ đầu cho các xã và đăng ký tài trợ với nhiều hình thức khác nhau. Đến nay đã có trên 100 đơn vị tham gia đỡ đầu và tài trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới với số tiền gần 170 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là doanh nghiệp trong tỉnh có mức tài trợ khá lớn cho các đơn vị với số tiền gần 10 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị đang chuẩn bị tốt các nguồn lực để sẵn sàng cho vay theo Quyết định 26 của UBND tỉnh.

Tuy nhiên, mục tiêu hướng về nông nghiệp - nông thôn của các doanh nghiệp cũng đang gặp phải những rào cản đáng kể khiến cho một số doanh nghiệp không mấy mặn mà để tham gia đầu tư.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn rất nghèo nàn lạc hậu, nên khi doanh nghiệp về nông thôn, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao; môi trường kinh doanh còn có nhiều điểm chưa thuận lợi. Lao động vùng nông thôn tuy dồi dào nhưng ý thức công nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó, sự khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng đang là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Để yên tâm đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ đắc lực và có trách nhiệm từ phía Nhà nước

Theo ông Ông Dương Tất Thắng - Tổng giám đốc công ty Khoáng sản và Thương mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh thì, trong phát triển sản xuất, nông dân không thể trụ vững nếu không có doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp cũng không thể đứng vững nếu không có chính sách trợ giúp từ Nhà nước.

Vì vậy, để thu hút được doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước cần có một cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, phải mở ra con đường nối nông dân với thị trường.

Cụ thể cơ chế chính sách phải tạo ra được sự hấp dẫn thực sự để thu hút các doanh nghiệp, đi kèm đó là các chính sách hỗ trợ, ưu đãi với những điều kiện thuận lợi nhất. Mặt khác cần phải nâng cao nhận thức của người dân thông qua công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, từ đó tích cực tham gia liên kết cùng doanh nghiệp để mang lại sự thành công.

Tiến Thành
Đài PT-TH Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239


Hôm nayHôm nay : 26929

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 977958

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72660667