20:09 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

5 cách phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh

Thứ tư - 31/01/2018 02:39
Tránh tâm lý lo lắng, giữ ấm, vận động hợp lý, dinh dưỡng khoa học và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên, khoa Chấn thương Chỉnh hình, cho biết thời tiết trở lạnh là nhiều người bị đau nhức xương khớp, nhất là người cao tuổi. Nhiệt độ hạ thấp, cơ thể thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da cũng làm cho mạch máu tại các vùng da này co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp. Máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích gây đau nhức.

Để phòng bệnh xương khớp mùa lạnh, bạn nên thực hiện 5 bước này:

5 cach phong benh xuong khop khi troi lanh

Bệnh xương khớp.

Tránh tâm lý lo lắng quá mức

Thay đổi áp suất khí quyển của không khí xung quanh ảnh hưởng đến áp lực bên trong khớp. Chính vì vậy khi thời tiết trở lạnh sẽ làm đau khớp. Các mô trong cơ thể, lớp ngoài cơ thể (da, gân, cơ) thường có khuynh hướng co rút lại, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng nổi da gà khi gặp lạnh do cơ dựng lông co lại. Tình trạng này có thể gây chứng đau vai gáy cấp, các khớp gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức. Bệnh nhân thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc không nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng, do đó nhiều người trở nên hoang mang lo lắng.

Giữ ấm hợp lý

Cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất. Điều quan trọng là nên giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng. Đặc biệt, các khớp ở ngón tay, ngón chân là những khớp nhỏ nằm ở xa cơ thể nên thường sẽ bị nhiễm lạnh đầu tiên so với các khớp lớn hơn.

Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng, ấm xung quanh vị trí đau bằng máy sấy hoặc chườm nóng, ngâm nóng. Biện pháp ngâm nước nóng vừa có tác dụng trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da, vừa giúp tăng cường tuần hoàn ở bên trong, giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.

Giữ ấm hợp lý có thể xem là biện pháp cơ bản, đơn giản nhất mà tất cả mọi người có thể thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Vận động hợp lý

Trời càng lạnh con người ta càng có khuynh hướng ít vận động. Càng bị đau nhức xương khớp người bệnh càng sợ cử động hơn, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Vì vậy, khi trời lạnh hoặc bị đau khớp bạn vẫn cần vận động một cách phù hợp.

Người bị đau nhức xương khớp thường có các triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, nhất là các khớp nhỏ như ở bàn tay, bàn chân. Trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh cần tập co duỗi các ngón tay, chân, cũng như các khớp lớn để giảm bớt cảm giác tê cứng. Co duỗi còn giúp máu lưu thông tốt đến các khớp, sau một đêm nằm ngủ xem như các khớp bị “bất động” tạm thời.

Các bài tập thể dục buổi sáng vẫn nên duy trì hàng ngày. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Việc duy trì tập luyện, kể cả khi trời lạnh giúp duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng. Đây là những bộ phận giữ vững khớp, góp phần giảm tải sức nặng tác động lên mặt khớp, gây đau khớp. Bên cạnh đó, các bài tập tại chỗ giữa buổi làm việc cũng được khuyến khích áp dụng hàng ngày.

Khớp có biểu hiện sưng nóng đỏ đau, chứng tỏ đang bị viêm cấp tính. Khi đó, bạn nên hạn chế vận động, không nên xoa dầu, bóp rượu vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm.

Dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ...

Hạn chế rượu bia, các bữa tiệc thịnh soạn vì có thể gây ra một cơn gout cấp (nhất là ở những bệnh nhân gout) và làm trầm trọng hơn tình trạng đau nhức xương khớp.

Uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước có thể gây hiện tượng cô đặc máu, làm giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, nhất là các khớp ở xa (bàn tay, bàn chân). Khuyến khích dùng thức ăn, nước uống có nhiệt độ ấm vì sẽ bổ sung thêm nguồn nhiệt để làm ấm cơ thể.

Dùng thuốc theo chỉ định

Các thuốc giảm đau thông thường không kiểm soát được cơn đau trong vòng 1-3 ngày, các triệu chứng có khuynh hướng trầm trọng hơn. Nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí hiệu quả.

Theo VNE

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 112


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 155860

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73202831