04:22 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"5 không" khi uống thuốc

Thứ tư - 11/07/2012 04:08
Nhìn chung tốt nhất nên uống thuốc lúc đói bụng, tức khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau đó, bởi thức ăn làm thay đổi sự hấp thụ đa số tân dược.

Tuy nhiên cũng có trường hợp cá biệt, thí dụ các thuốc polivitamin tốt nhất nên uống trong lúc ăn, bởi khi ấy cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn. Cụ thể, liệu thuốc cần uống lúc đói, trong lúc ăn hoặc sau đó – cần hỏi bác sĩ (hoặc dược sĩ, trường hợp sản phẩm bán tự do).

Cũng nên đọc tờ rơi đính kèm. Ngoài ra cần hỏi, những loại thức ăn nào phải kiêng, hoặc hạn chế trong thời gian uống thuốc theo đơn. Xin dẫn chứng vài thí dụ.

Những gì cần lưu ý trong thời gian chữa trị

1.  Nước hoa quả và nước chanh

Là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn hoặc uống nước ép hoa quả, nhất là nước bưởi, nước cam, nước chanh… trong thời gian đang uống thuốc chống dị ứng và đa số các biệt dược hạ mỡ máu.

Thỉnh thoảng có thể uống, song tối thiểu phải sau bữa ăn 2 giờ - trường hợp phải điều trị dài ngày.

Những phản ứng không mong muốn: Những loại quả trên (và nước ép) chứa flavonoid – hợp chất ảnh hưởng đến sự trao đổi chất những tân dược đã kể trong gan – có thể dẫn đến sự gia tăng thậm chí 3 – 5 lần nồng độ thuốc trong máu.

Nếu uống thuốc bằng nước hoa quả (nhất là nước bưởi) có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn, trong đó có rối loạn nhịp tim, nhức đầu hoặc đột ngột giảm áp huyết. Vậy nên tốt nhất uống tất cả tân dược bằng nước đun sôi để nguội.

 

Không nên ăn hoặc uống nước ép hoa quả trong thời gian đang uống thuốc chống dị ứng.

 

2.  Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa

Sữa chứa khá nhiều canxi, thành phần củng cố răng và xương cốt. Tuy nhiên, trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…)

Những phản ứng không mong muốn: Phản ứng với thuốc kháng sinh, canxi tạo ra muối canxi không tan trong nước. Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.

Thời gian điều trị sẽ phải kéo dài và có thể không mang lại hiệu quả mong muốn. Nếu quá thèm, thí dụ sữa chua – cần uống tối thiểu vào quãng 2 giờ giữa lúc uống thuốc và bữa ăn.

3.  Chất béo có nguồn gốc động vật

Cơ thể chúng ta cần nó với số lượng không nhiều, trong đó để sản xuất hoóc môn (thí dụ estrogen) hoặc như chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thụ những vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K).

Tuy nhiên nếu uống thuốc hạ áp huyết và điều chỉnh loạn nhịp tim trong thời gian thực đơn chứa quá nhiều chất béo có nguồn gốc động vật (thí dụ thịt mỡ, mỡ lợn, bơ), chất béo dạng này sẽ làm gia tăng sự hấp thụ thuốc.

Phản ứng không mong muốn: Việc uống thuốc trợ tim ngay trước, trong thời gian hoặc ngay sau bữa ăn giàu mỡ động vật có thể dẫn đến tình trạng làm chậm nhịp tim hoặc tụt huyết áp. Trong điều trị mạn tính thỉnh thoảng có thể cho phép ăn món gì đó béo ngậy, tuy nhiên khi ấy cần phải uống thuốc vào thời điểm 1,5 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn “phạm luật”.

4.   Nước chè

Không nên uống nước chè (nhất là chè đen, chè mạn, hạn chế tối đa chè xanh) trong thời gian phải uống viên sắt.

Phản ứng không mong muốn: Hợp chất tananh sẵn có trong chè kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước chè trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp quá thèm, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

 

Nên uống thuốc lúc đói bụng.

 

5.  Cà phê và đồ uống có cofein

Cà phê và những đồ uống kích thích này không phải là đồng minh của những loại thuốc sử dụng trong điều trị hen suyễn và viêm phế quản.

Phản ứng không mong muốn: Cà phê (và những đồ uống chứa cofein, thí dụ Coca-Cola) có thể làm gia tăng tác dụng của tân dược này.

Hợp chất teofiline có trong thuốc tác động lên cùng những thụ cảm trong hệ tim mạch, tương tự cofein. Uống cà phê và đồ uống chứa cofein trong thời gian uống thuốc hen suyễn và viêm phế quản có thể dẫn đến hiệu ứng quá liều: đau đầu, tâm trạng lo lắng, loạn nhịp tim. Trường hợp quá thèm, có thể uống một ly nhỏ (loãng)/ ngày xa thời điểm uống thuốc tối thiểu 60 phút.

6.  Chuối, lê tầu

Chúng giống nhau ở điểm gì? Chất tiramine. Càng chín, hợp chất này càng nhiều. Trong khi tiramine là “hắc tinh” của một số tân dược, trong đó có thuốc chống trầm cảm.

Phản ứng không mong muốn: Ăn chuối hoặc lê tầu ngay trước hoặc ngay sau lúc uống thuốc có thể dẫn đến tình trạng: tăng áp huyết, nhức đầu.

 

Một số điều lưu ý khi uống thuốc

1.    Tốt nhất uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội.

2.    Không uống thuốc với rượu, bởi sẽ xảy ra phản ứng tương tác nguy hiểm với sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

3.    Không uống thuốc bằng nước nóng (có thể làm hư màng bọc viên nén hoặc làm chảy vỏ viên con nhộng trước khi chúng tiếp cận dạ dày hoặc ruột, nơi thuốc được cơ thể hấp thụ)

Theo Eva

 

 

 

 

 

 

 



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 471


Hôm nayHôm nay : 36496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 596766

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70824081