12:14 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ăn táo cả vỏ ngừa nhiều bệnh

Chủ nhật - 09/09/2012 23:50
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, ăn táo cả vỏ rất tốt và có tác dụng sau:

Ngừa huyết áp cao

Flavanoid là một nhóm các chất hóa học có trong thực vật được đưa vào cơ thể bằng thức ăn và tác động trực tiếp đến hoạt động của một số enzyme, có chức năng điều chỉnh tính thấm của các thành mạch máu, cải thiện tuần hoàn và ngăn ngừa bệnh xơ cứng, hoặc một số triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não.

Quả táo là nguồn chống ôxy hóa tự nhiên, có chứa nhiều hợp chất hóa học là flavanoid rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, mới đây các nhà khoa học cho biết, họ đã phát hiện vỏ ngoài của quả táo không hề có hại như mọi người thường nghĩ mà nó có chứa các thành phần hóa học cao gấp 6 lần, có thể chống lại bệnh cao huyết áp. 

Theo đó, các nhà khoa học tại Trường Đại học Nông nghiệp Nova Scotia (Canada) cho biết, nếu mọi người ăn táo mà bỏ vỏ trước khi ăn thì mất hầu hết các tính năng, lợi ích của loại quả này đối với sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu riêng biệt giữa vỏ táo và phần thịt của quả táo trên một loại enzyme có tên là ACE, mà các nhà khoa học cho rằng, enzyme này có thể là tác nhân gây ra bệnh cao huyết áp.

 Qua đó, các nhà khoa học nhận thấy, vỏ táo rất có hiệu quả trong việc ức chế enzyme ACE trong tất cả cơ thể các sinh vật sống. Và vỏ táo chứa lượng flavanoid cao hơn gấp 6 lần so với thịt táo, lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn. Ngoài ra, trong các nghiên cứu khác về flavanoid thì vỏ táo cũng có hiệu quả hơn so với một số loại thực phẩm ưa dùng khác như trà xanh, quả việt quất... cũng như các chất chiết xuất từ thực vật khác.

Chống ung thư

Trong nghiên cứu khác đăng tải trên Tạp chí Hóa chất nông nghiệp và Thực phẩm, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích thành phần các chất hóa học có trong vỏ táo và tìm thấy nhóm chất phytochemical được chứng minh là có khả năng chống lại ít nhất 3 loại tế bào ung thư ở người là ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư gan.

Vô số các nghiên cứu trước đó đã ủng hộ cho một câu ngạn ngữ cổ “Để khỏe mạnh hãy ăn một qủa táo mỗi ngày” bằng cách chỉ ra những thành phần dinh dưỡng quý giá trong loại quả này và cho rằng, chúng có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác. 

Tuy nhiên, khi vấn đề an toàn thực phẩm hiện còn nhiều bất cập thì việc ăn táo không gọt vỏ có thể xem là mạo hiểm và nguy hiểm hơn cả việc không ăn táo.

Ngừa béo phì

Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ tiến hành trên chuột cho thấy, một hợp chất trong vỏ táo tên là axit ursolic có thể làm chậm sự tăng cân ở loài gặm nhấm này, mặc dù chúng được cho ăn chế độ giàu chất béo. Trong cuộc nghiên cứu, chuột được cho ăn chế độ chất béo cao và có bổ sung axit ursolic.

Kết quả, những con chuột được áp dụng chế độ ăn này có khối cơ bắp phát triển và chất béo nâu - một loại chất béo tốt giúp đốt cháy calorie nhiều hơn so với chuột không được áp dụng chế độ ăn nói trên. Nghiên cứu cũng cho thấy, chuột tiêu thụ axit ursolic tăng cân chậm và ít có cơ hội phát triển tình trạng bệnh tiền tiểu đường, bệnh gan nhiễm mỡ so với chuột không tiêu thụ hợp chất này.

Tiến sĩ Christopher Adams, giáo sư khoa nội tại Trường Đại học Iowa (Mỹ), thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: “Tuy vậy, chúng tôi vẫn chưa thể lý giải tại sao chất axit ursolic có thể ảnh hưởng đến chất béo nâu”. Còn theo Foxnews, các nhà khoa học chưa kiểm tra hợp chất này trên cơ thể người, nên chưa biết nó có thật sự có lợi cho con người hay không.

Tiến sĩ Adams nói: “Chúng tôi sẽ có cuộc nghiên cứu kế tiếp để xác định xem hợp chất axit ursolic có thể giúp gì cho các bệnh nhân béo phì và tiểu đường hay không”.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 438

Máy chủ tìm kiếm : 37

Khách viếng thăm : 401


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614780

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70842095