Ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia,Hồng Kông, Mỹ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ… trái vả thường được chế biến thành nước giải khát hoặc làm mứt. Theo báo cáo của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), lượng vả tiêu thụ trên thế giới trong năm 2005 là 1.057.000 tấn, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu với 285.000 tấn.
Trái vả được bán nhiều ở chợ chính nhờ những giá trị của nó trong dinh dưỡng. Cần phân biệt trái vả và trái sung (Ficus glomerata) hay được chưng trong ngày tết để mong cả năm được sung túc. Cả hai loại trái đều có vỏ xanh, thịt trắng, ruột hồng, tuy nhiên trái vả to hơn, ngọt hơn và bùi hơn, còn trái sung có vị chát. Ở VN, vả được dùng chế biến các món ăn như trộn gỏi với thịt heo và rau thơm hoặc hầm giò heo giúp sản phụ lợi sữa, làm dưa chua.
Các nghiên cứu thành phần hoạt chất cho thấy trái vả rất tốt cho những người ăn kiêng vì nhiều chất xơ (9,8 gam) và ít năng lượng (100 gam khô cho 250kcal).
Trong 100 gam trái vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan… Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.
Các lợi ích của trái vả cho sức khỏe gồm:
1. Ngừa táo bón: mỗi ngày 5 gam chất xơ (tương ứng ba trái) sẽ chống bệnh táo bón, đặc biệt ở người già.
2. Giảm cân: hàm lượng chất xơ cao nhưng ít năng lượng rất thích hợp cho người tạng béo phì.
3. Giảm cholesterol: nhờ pectin hòa tan một lượng lớn cholesterol và được bài tiết ra ngoài.
4. Ngừa bệnh tim mạch: các acid béo trong trái vả thuộc loại omega-3 và omega-6 giúp hạ thấp nguy cơ gây bệnh tim mạch.
5. Ngừa ung thư: hàm lượng cao các chất flavonoid trong trái vả giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cũng như ngăn ngừa sự tổn thương tế bào. Đặc biệt ngừa ung thư vú đối với phụ nữ sau giai đoạn tiền mãn kinh.
6. Ổn định đường huyết: trái và lá vả chứa nhiều potassium (K) giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
7. Ngừa huyết áp cao: nhiều potassium nhưng ít sodium giúp tránh được bệnh huyết áp cao.
8. Bảo vệ khung xương: hàm lượng calci rất cao trong trái vả giúp kéo dài tuổi thọ của xương và bảo vệ khung xương. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho những người bị loãng xương.
9. Ngừa sự thoái hóa da: ở người lớn tuổi da thường bị nhăn và sạm, không còn tươi sáng và săn chắc, các loại trái cây cũng như trái vả giúp làn da không bị thoái hóa và giữ vẻ thanh xuân.
10. Ngăn ngừa mụn nhọt, ghẻ lở ngoài da nhờ các chất nhầy trong trái giúp mau lên da non.
11. Chữa các bệnh đường hô hấp như ho gà, hen suyễn.
Chú ý, vì hàm lượng đường cao nên trái vả thường được chế biến dạng bánh ngọt, thạch, mứt, vì thế trẻ em dùng nhiều có thể gây sâu răng và bị tiêu chảy.
Theo phununews.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn