23:59 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bạch đồng nữ chữa bệnh phụ khoa

Thứ năm - 16/10/2014 13:04
Theo Đông y, bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm...
 
Bạch đồng nữ chữa bệnh phụ khoa
Lá và hoa Bạch đồng nữ


Cây Bạch đồng nữ, có tên khoa học là Cleradondron fragans.Vent, ngoài ra còn có tên là mò trắng, bấn trắng, mò hoa trắng…

Là loài cây nhỏ, cao khoảng 1-1,5m. Lá mọc đối, có hình trứng dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô. Mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới nhạt màu hơn, gần như bóng, trên các đường gân hơi có lông mềm. Cuống lá dài khoảng 8cm.

Khi vò nát lá có thấy mùi hôi đặc trưng của cây mò. Hoa màu trắng ngà, có mùi thơm; hoa mọc thành hình mâm xôi gồm nhiều tán. Đài hoa hình phễu, phía trên có xẻ thành 5 thùy, hình 3 cạnh tròn; tràng hoa hình ống nhỏ, có 4 nhị đính trên miệng ống tràng cùng với nhuỵ vượt quá tràng hoa. Vòi nhị thường ngắn hơn chỉ nhị; bầu thượng dạng hình trứng. Quả hạch gần dạng hình cầu, dính với đài tồn tại bao ở ngoài.

Hoa nở tháng 7- 8 và quả chín tháng 9- 10. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng núi lẫn đồng bằng. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can (phơi khô trong mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng), hoặc có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô dùng dần.

Theo Đông y, bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm... Thường dùng để chữa những bệnh ở phụ nữ như: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc chữa mụn nhọt lở ngứa, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao…Sau đây là một số bài thuốc của cây bạch đồng nữ:

- Chữa đau bụng kinh: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.

- Chữa khí hư bạch đới: Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2-3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.

- Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.

- Chữa vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: Rễ bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam (hoa màu đỏ), sắc uống.

- Chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g; các loại cây khác như đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân (mỗi vị 8g). Sắc, chia 2 lần uống.

nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 765


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1484434

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74531405