Thuốc uống
Bài 1: Bồ công anh 20g, sài đất 20g, thương nhĩ 16g, thổ phục linh 20g, hạ liên châu 12g, củ đợi 12g, bạch chỉ nam 16g, cúc hao 10g, xa tiền 12g, hương nhu trắng 16g, cam thảo đất 12g, hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Công dụng: tiêu độc, chống viêm, thanh nhiệt.
Bồ công anh. |
Bài 2:
Phòng phong 12g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, sâm đại hành 16g, hoàng kỳ 12g, ngân hoa 16g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, nam hoàng bá 16g, cành châu 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống liên tục đến khi thấy vết chàm khô và hết ngứa thì ngừng thuốc. Tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh để gia giảm cho phù hợp.
Thuốc bôi (bột than cóc)
Lá kinh giới. |
Thuốc rửa
Lá kinh giới, lá vông, lá đinh lăng, lá hoè, lá mít, mỗi thứ 15g. Rửa sạch các vị rồi cho vào ấm, đổ nước nấu sôi, sau đó đưa ra ngoài cho nguội bớt. Dùng nước này rửa nơi tổn thương, ngày 2 lần. Công dụng: làm hết ngứa, làm sạch xác những tế bào đã bị hoại tử, tạo điều kiện thuận lợi để tế bào non phát triển.
Lưu ý: Đây là bệnh thuộc loại dị ứng nên việc phòng tránh trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt cần được chú ý mấy điểm sau:
Không dùng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như: thịt chó, thịt gà, nhộng, các loại hải sản, lạc nhân, mắm tôm...
Tránh tiếp xúc các loại giày tất, quai dép, các loại mỹ phẩm, xà phòng thơm... Mỗi người sẽ bị dị ứng với từng loại hoá chất khác nhau nên bản thân cần tự phát hiện được mình đang bị dị ứng với cái gì, loại gì từ đó có kế hoạch phòng tránh cho bản thân.
Thời tiết, môi trường luôn thay đổi hoặc không phù hợp cũng làm cho bệnh thêm phức tạp. Do đó, người bệnh cần nêu cao ý thức tự phòng tránh.
Lương y: Trịnh Văn Sỹ
Ngày 17/9/2012 - Theo VnExpress
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn