17:13 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Thứ hai - 15/07/2019 02:46
Không ít người, khi về với phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bị “mê hoặc” bởi những chiếc bánh đúc gạo đỏ thơm hương gạo lứt. Bánh đúc đỏ tuy giản dị nhưng thấm đượm tình quê mộc mạc, ăn một lần nhớ mãi không quên.

Đã gần 30 năm nay, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Sơn Thịnh) đều dậy từ 2h sáng tất tả chuẩn bị cho nồi bánh đúc đỏ để kịp bán tại chợ quê buổi sớm. Món bánh dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với gia đình bà suốt từ nhiều đời nay. Bà thường mang bánh đi bán ở chợ Gôi (Sơn Thịnh), chợ Choi (Sơn Hà) và cũng đã có một lượng khách hàng thân thiết không nhỏ. Bánh đúc đỏ của bà từ lâu còn trở thành món quà quê dân dã mà người đi xa trở về thường lựa chọn để mang theo.

Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đã gắn bó với món bánh đúc đỏ từ nhiều đời nay

Bánh đúc đỏ Hương Sơn mang một màu nâu đỏ đặc trưng là bởi được làm từ gạo lứt và gạo trắng theo tỷ lệ 1:1. Bánh được làm khá đơn giản với mấy công đoạn: Ngâm gạo, xay và đồ bánh rồi đổ ra mẹt. Bột được xay càng mịn, thì bánh càng ngon. Khi nấu, phải túc trực ngay bên nồi bánh, đều tay quấy liên tục để bột dẻo, quánh, mịn, bánh không bị sần. Và quan trọng không kém là khâu giữ lửa để bánh vừa độ ngon.

Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Gạo lứt khiến bánh đúc đỏ có một mùi thơm đặc trưng. Ảnh: internet

Bà Tuyết cho biết: “Nguyên liệu bình dân, các công đoạn khá đơn giản, nhưng để ra được những chiếc bánh đúc đỏ thơm ngon, dẻo bện, thì người làm bánh cần phải có một sự tinh tế, khéo léo và kinh nghiệm nhất định. Ngoài chọn lựa nguyên liệu kỹ lưỡng thì bí quyết của chúng tôi là cho thêm một ít nước vôi trong khi nấu bánh. Có như vậy sẽ làm dậy lên mùi thơm rất riêng của gạo lứt, làm nên hương vị đặc trưng của bánh đúc đỏ Hương Sơn”.

Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Những chiếc lá dong xanh mát cũng được bà Tuyết cắt
sẵn tại vườn để gói bánh cho khách đưa đi

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề nấu bánh, bà Tuyết đã sở hữu được tất cả những “ngón nghề” độc đáo nhất. Và chỉ cần hai tiếng đồng hồ là bà đã hoàn tất các công đoạn và bưng mẻ bánh nóng hổi đến chợ khi trời vừa sáng. Bánh đúc được ăn bằng nhiều cách. Dân dã thì chấm với nước mắm hoặc mắm tôm, cầu kỳ thì nấu xáo tim cật, xáo bò, xáo dê, xáo hến ăn kèm. Đặc biệt, người vùng hạ Hương Sơn còn ăn bánh đúc kèm với bánh đỗ xanh, làm nên câu ca nổi tiếng: “Bánh đúc, bánh độ (đỗ) ai chộ cũng sèm (thèm)”. Cách ăn nào cũng dậy lên hương thơm ruộng đồng, quê kiểng, cũng khiến người ăn lưu luyến.

Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Bánh đúc đỏ là đặc sản của chợ Gôi (Hương Sơn).

Ngày nay, hai bên sông Ngàn Phố đoạn chảy qua chợ chợ Gôi và chợ Choi còn có khá nhiều người làm bánh đúc đỏ. Dẫu nghề này không mang lại lợi nhuận cao nhưng lại cho thu nhập đều đặn. Và cũng giống như những làng nghề khác, nhiều gia đình ở Sơn Hà, Sơn Thịnh, Sơn Hòa vẫn kiên định với nghề truyền thống không phải vì kinh tế. Họ làm bánh và mang đi chợ bán như một thói quen truyền đời của gia đình. Với nhiều bà, nhiều mẹ, đó cũng là cách để họ gắn bó với những ngôi chợ truyền thống của quê hương.

Theo Đình Nhất/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 109


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1151586

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71378901