1. Bệnh nướu răng và sâu răng Bệnh tiểu đường làm cho bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng bên trong miệng, như bệnh nướu răng, nhiễm nấm có thể làm cho miễng có vết loét trắng đau đớn. Nồng độ đường trong máu không được kiểm soát cũng có thể làm tăng nguy cơ mảng bám và sâu răng.
2. Ảnh hưởng đến thị lực Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Nó cũng có thể làm hỏng các mạch máu trong võng mạc ở phía sau mắt, một vấn đề mà bác sĩ gọi là bệnh võng mạc tiểu đường. Các biến chứng này có thể làm tồi tệ hơn thị lực của bạn và thậm chí dẫn đến mù loà.
3. Thần kinh bị tổn thương Nhiều người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh. Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng đến cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân của bạn. Các bác sĩ gọi đây là bệnh lý thần kinh ngoại vi. Các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác ngứa ran, tê, nhạy cảm, hoặc đau. Một loại khác, được gọi là bệnh thần kinh tự trị, có thể ảnh hưởng đến việc đi tiểu, tình dục, tiêu hóa, và các chức năng khác của cơ thể.
4. Vấn đề ở chân Nếu bệnh tiểu đường gây tổn thương cho dây thần kinh của bàn chân, làm cho máu chảy trong khu vực đó khó hơn. Những vấn đề này có thể gây ra rất nhiều tổn hại mà ngón chân và bàn chân của bạn, thậm chí cần phải được cắt bỏ. Hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày, giữ cho chúng sạch sẽ và giữ ẩm, mang giày phù hợp.
5. Bệnh về da Da của bạn có thể trở nên ngứa, cảm thấy mỏng hơn hoặc dày hơn, hoặc bạn có thể nhận thấy mảng vẩy hoặc đổi màu. Sự lưu thông máu và các vấn đề thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra cũng có thể ảnh hưởng đến da của bạn.
6. Rối loạn tiêu hoá Bệnh tiểu đường làm sự tiêu hóa sẽ chậm lại. Bạn có thể bị ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, cảm thấy quá đầy sau khi ăn, và thiếu thèm ăn. Quản lý lượng đường trong máu của bạn để giúp ngăn ngừa vấn đề này. Ngoài ra tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến ruột của bạn, làm bạn táo bón hoặc gây tiêu chảy.
7. Đột quỵ Một cơn đột quỵ xảy ra khi một trong những mạch máu tới não trở nên suy yếu, bị thương hoặc bị tắc nghẽn. Não có thể bị tổn thương vĩnh viễn trong vòng vài phút. Bạn hãy theo dõi lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp. Tập thể dục, giữ cân nặng khỏe mạnh và quan trọng nhất là tránh xa khói thuốc lá.
8. Bệnh tim Việc hao mòn trên mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra ảnh hưởng rất nhiều tới trái tim bạn. Và những người bị bệnh thường có thừa cân hoặc có các tình trạng như huyết áp cao và cholesterol cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
9. Bệnh thận Thận của bạn được chứa đầy các mạch máu nhỏ lọc ra chất thải, sau đó thoát ra khỏi cơ thể của bạn khi bạn qua đường tiểu. Đường trong máu cao quá mức, theo thời gian, bộ lọc có thể gặp vấn đề và ngừng làm việc. Bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp của bạn để ngăn chặn điểu đó.
10. Nhiễm trùng Bệnh tiểu đường làm cho bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng thường xuyên hơn và có các biến chứng. Những người bị bệnh này phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh về nướu, nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm,...
Theo VOV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn