10:25 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách chữa đau nhức đầu bằng thực phẩm

Thứ sáu - 08/06/2018 22:56
Đau đầu có nhiều nguyên nhân. Theo Đông y, đau đầu thường do “nội thương và ngoại cảm”. Nếu do nội thương phần nhiều do máu tuần hoàn lên não kém. Nếu do ngoại cảm thường do phong hàn và phong nhiệt là chính. Xin giới thiệu một số món ăn phòng trị đau đầu theo “đối chứng trị liệu”.

Ðau đầu do nội thương

Đau do thiếu máu não: Người bệnh có biểu hiện thường lúc đau lúc không, người hay bị mệt mỏi… Nên ăn vị bổ huyết tăng cường máu lên não như: giá đậu xào hẹ hoặc xào gan lợn, thịt bò; hoa lý xào thịt heo hoặc nấu canh; cải xoong xào thịt bò; bí đỏ hầm đậu phụng… Người bệnh cũng nên ăn các món bổ dưỡng như: hạt sen, ngó sen, táo, nhãn, dâu, na, măng cụt, bí đỏ, nấm mèo, thịt, cá, trứng, sữa, đậu mè…

Đau do âm hư hoả vượng: Người bệnh thường đau đầu vùng đỉnh, khi nắng nóng đau tăng, nên ăn vị bổ huyết thanh hỏa như: đậu đen, mè đen, đậu xanh, đậu nành, đậu bắp... Tăng cường ăn rau củ quả tươi, uống nước sinh tố trái cây tươi như cam, chanh, bưởi...

Cách chữa đau nhức đầu bằng thực phẩmCanh bí đao, thịt vịt rất tốt cho người bị đau đầu do ngoại cảm phong nhiệt (viêm nhiễm).

Ðau đầu do ngoại cảm

Đau do ngoại cảm phong hàn thường đau đầu kèm có ớn lạnh nghẹt mũi, sổ mũi: Nên ăn vị cay ấm giải biểu: Tốt nhất nên ăn rau kinh giới, tía tô, hành, kiệu, rau mùi, thì là, húng quế, các loại rau thơm. Nên ăn cháo giải cảm, cho hành, gừng tía tô, các món khác chế biến từ thịt, cá, rau, củ, quả đều cho thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu, ớt, tỏi… tăng thêm vị ấm…

Đau do ngoại cảm phong nhiệt (viêm nhiễm): người bệnh thường biểu hiện mặt đỏ, miệng khô khát. Nên ăn vị bổ mát giải phong nhiệt, tiêu viêm như: giá đậu xào hẹ; rau má nấu canh thịt heo; rau diếp xốt cà chua; bí đỏ hầm đậu phụng; cháo vịt đậu xanh; canh bí đao thịt vịt… Các món chế biến từ rau đắng, cải xoong, rau diếp cá, tần ô, đậu xanh, đậu đen, rau củ quả tươi các loại… Nên uống nước mía, bột sắn dây, nước atisô, chanh, cam, bưởi, dưa hấu... Nếu sốt cao, nên uống bột sắn dây hoặc nước sinh tố trái cây tươi.

Kiêng kỵ: Nếu đau đầu do nội thương, người nóng, tránh các thức ăn kích thích như: cà phê, thuốc lá, trà đặc…; Nếu đau đầu do âm hư hoả vượng, tránh các loại thức ăn mặn, khô, cay nóng...; Nếu đau đầu do ngoại cảm phong hàn, kiêng thức ăn nguội, sống, lạnh...; Nếu đau đầu do phong nhiệt (viêm nhiễm), tránh thức ăn mặn, cay, nóng như: tiêu ớt, cá khô, thịt cá kho mặn…

Theo Lương y Minh Phúc/SK&ĐS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đau đầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242


Hôm nayHôm nay : 50969

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 816532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71043847